Đường Hồ Chí Minh: Khi nào hết cảnh “phơi sương”?

Đường Hồ Chí Minh: Khi nào hết cảnh “phơi sương”?
(PLO) - Hơn 70km đường và nhiều cây cầu trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành (Bình Phước) - Đức Hòa (Long An) do đầu tư dở dang nên suốt 5 năm qua phải… “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
Việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao) để tái khởi động lại đoạn tuyến nói trên trong quý II năm nay đang được coi là một “cứu cánh” đối với dự án này, vì nó giúp hoàn thiện các hạng mục cầu, đường đã đầu tư.
Cử tri “sốt ruột” vì lãng phí
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa là một dự án thành phần của Dự án đường Hồ Chí Minh, với tổng chiều dài toàn tuyến 83km, đi qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An. Năm 2009 dự án này bắt đầu được triển khai thi công, nhưng đến tháng 3/2011 thì phải tạm dừng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.
Đến thời điểm này, dự án nói trên đã đầu tư hoàn chỉnh 10/83km bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; 73km còn lại mới xong phần nền đường, nhiều cầu trên tuyến đang dở dang. Chẳng hạn đoạn qua tỉnh Tây Ninh (dài hơn 21km) mới thực hiện được 14km, nhưng phần đường chưa hoàn chỉnh (mới rải đá dăm) và mới chỉ thi công được 25% khối lượng mố của bốn cây cầu. Với thực tế dự án chưa kết thúc nhưng đã “cạn” vốn nên hiện tại các hạng mục trên địa bàn tỉnh này đã, đang xuống cấp nghiêm trọng, cỏ mọc um tùm, gây lãng phí và dư luận không tốt về hiệu quả đầu tư.
Được biết, cũng tại dự án này, cử tri tỉnh Long An từng kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) rằng: “Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Đức Hòa, Long An thi công kéo dài nhiều năm (hiện đang tạm ngưng) gây thất thoát vật tư, lãng phí kinh phí, chưa hoàn thành nhưng đã xuống cấp và gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong vùng dự án. Cử tri kiến nghị Bộ tiếp tục thi công để khắc phục tình trạng nói trên”. 
Trao đổi với PLVN về vấn đề này, ông Dương Hồ Minh - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thừa nhận do thiếu vốn nên có tình trạng một số hạng mục chưa hoàn thiện phải nằm “phơi sương” suốt nhiều năm, dẫn tới lãng phí như phản ánh của cử tri. 
“Ngoài 10km đã được đầu tư hoàn chỉnh, phần còn lại mới triển khai được khoảng 30 - 45% khối lượng, sau đó phải đình hoãn theo tinh thần của Nghị quyết 11. Công trình cầu vượt đường Hồ Chí Minh bắc qua đường xuyên Á ở Tây Ninh dừng nửa chừng vì thiếu vốn là một ví dụ về sự khó khăn của dự án này...”, ông Minh xác nhận.
Chuyển đổi hình thức đầu tư
Trước thực trạng nói trên, trong một văn bản trả lời cử tri tỉnh Long An mới đây, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện chủ trương đầu tư hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn xã hội hóa của Chính phủ, Bộ GTVT đã có Quyết định  4241/QĐ-BGTVT ngày 10/11/2014 cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa theo hình thức hợp đồng BOT trên cơ sở chuyển đổi hình thức đầu tư các hạng mục còn lại của dự án.
“Đến thời điểm này, chúng tôi đã nhận được đề nghị và phương án đầu tư đoạn Chơn Thành - Đức Hòa của nhà đầu tư với tổng kinh phí khoảng 2.000 tỷ đồng. Sau khi khảo sát và “chốt” xong khối lượng trước đây đã thực hiện, thanh quyết toán cho nhà thầu xây lắp thì khối lượng còn lại sẽ chuyển sang đầu tư theo hình thức BOT. Thời gian thu phí hoàn vốn của hợp đồng này là 22 năm 7 tháng. Dự kiến, dự án sẽ khởi công trong quý II/2016”, Phó Trưởng ban Quản lý các dự án đối tác công - tư (Bộ GTVT) Nguyễn Viết Huy thông tin thêm.
Theo ông Phan Quang Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT), đoạn Chơn Thành - Đức Hòa sẽ bố  trí 2 trạm thu phí (trạm chính tại địa phận tỉnh Tây Ninh, trạm phụ tại địa phận tỉnh Long An), nhưng chỉ thu phí một lần đối với các phương tiện lưu thông qua trạm… Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành sau 12 tháng thi công, với quy mô tương đương đường cấp 3, 2 làn xe, bề rộng nền đường hơn 12m, mặt đường rộng 11,2m... 
Việc chuyển đổi hình thức đầu tư và tái khởi động lại dự án này sẽ tác động tích cực đến quá trình thông thương, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Nam bộ. Vì hiện tại, tuyến giao thông nối Đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Tây Nguyên cũng như các tỉnh phía Bắc chủ yếu phải qua khu vực TPHCM, thông qua quốc lộ 1A trong khi các tuyến giao thông này đang có biểu hiện của sự quá tải. 
Vì  thế, việc chuyển đổi hình thức đầu tư để hoàn thiện hơn 70km cầu, đường đoạn Chơn Thành - Đức Hòa không chỉ giúp chia sẻ lưu lượng phương tiện giao thông với trục quốc lộ 1A, rút ngắn quãng đường di chuyển mà còn phát huy hiệu quả những hạng mục cầu, đường đã đầu tư cách đây 5 năm.
Công trình mới làm được 30 - 45% 
“Ngoài 10km đã được đầu tư hoàn chỉnh, phần còn lại (73km) mới triển khai được khoảng 30 - 45% khối lượng sau đó phải dừng lại theo tinh thần Nghị quyết 11. Công trình cầu vượt đường Hồ Chí Minh bắc qua đường xuyên Á ở Tây Ninh phải dừng nửa chừng vì thiếu vốn là một ví dụ về sự khó khăn trong quá trình thực hiện dự án này...”, ông Dương Hồ Minh - Phó Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.