Xót xa cảnh cô giáo phải buộc học sinh tăng động vào cửa sổ để đảm bảo an toàn

Xót xa cảnh cô giáo phải buộc học sinh tăng động vào cửa sổ để đảm bảo an toàn
(PLO) - Vì tình làng, nghĩa xóm, Trường Mầm non B Trực Đại (Trực Ninh, Nam Định) nhận cháu P. bị câm, điếc, tăng động vào học. Nhưng khi cháu tăng động quá, cô giáo phải đành lòng buộc cháu vào cửa sổ, vừa để an toàn cho cháu, vừa để an toàn cho các bạn.

Mới đây, hình ảnh một bé trai 4 tuổi bị cột dây vào người rồi buộc lên cửa sổ lớp học tại Trường mầm non B Trực Đại (Trực Ninh, Nam Định) đã khiến bà nội cháu bé bức xúc.

Bà Nguyễn Thị H. (60 tuổi), bà nội cháu P. cho biết, bà vô cùng đau lòng và bất ngờ khi xem hình ảnh về cháu mình tại lớp. Theo chia sẻ của bà H. gia đình bà rất éo le. Con trai bà mất từ lúc vợ mới sinh cháu P. còn con dâu bà bị trầm cảm lúc sinh con nên đã bỏ đi để lại cháu P. cho một mình bà nuôi dưỡng. Cháu P. cũng bị chậm phát triển trí tuệ nên năm nay đã 4 tuổi mà vẫn chưa biết nói, thi thoảng lại bị tăng động hay chạy nhảy.

"Cô giáo Hiệu trưởng và Hiệu phó nhà trường trước giờ sống rất tốt và đối xử với bà cháu tôi tình cảm lắm. Giáo viên trông lớp cháu P. cũng rất quan tâm. Nhưng điều tôi không hiểu là tại sao cháu tôi lại bị buộc bằng dây vào cửa sổ như vậy" - bà nội cháu bé băn khoăn. 

Dù cháu P bị câm điếc, tăng động, nhưng Trường mần non Trực Đại B vẫn nhận chăm sóc vì cháu có hoàn cảnh éo le
Dù cháu P bị câm điếc, tăng động, nhưng Trường mần non Trực Đại B vẫn nhận chăm sóc vì cháu có hoàn cảnh éo le

Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT Trực Ninh, cháu nhỏ bị câm, điếc, tăng động (có chứng nhận của Bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh này) nên thường xuyên chạy nhảy lung tung, đánh bạn. Cháu bé và cô giáo là người cùng xã. Cháu bị bệnh như vậy nhưng nhà trường vẫn nhận bởi tình làng, nghĩa xóm và cũng bởi gia đình cháu có hoàn cảnh khó khăn.

Chiều nay (29/11), trao đổi với báo chí về hiện tượng này, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, cho biết: Sự việc cô giáo buộc dây vào áo cháu bé và cột vào cửa sổ là có thật. Đây là sự việc rất đáng buồn. “Tuy vậy, xét trong hoàn cảnh cụ thể để đánh giá bản chất sự việc, hành vi của cô giáo là sai nhưng cô giáo không có ác ý với trẻ mà là hành vi thiếu kinh nghiệm trong việc ứng xử” - ông Cao Xuân Hùng chia sẻ.

Hiện Phòng GD&ĐT đã quyết định cho cô giáo tạm nghỉ vài ngày, vừa để cô bình tâm soi xét lại mình, vừa để cô có thời gian chia sẻ với gia đình cháu bé.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?