Xét NV 1: Nhiều trường ĐH gọi bổ sung sớm để chống “ảo”

Thí sinh trúng tuyển cần nhanh chóng nộp Giấy chứng nhận kết quả thi trước 17h ngày 19/8. (Ảnh minh họa )
Thí sinh trúng tuyển cần nhanh chóng nộp Giấy chứng nhận kết quả thi trước 17h ngày 19/8. (Ảnh minh họa )
(PLO) - Ngày 15 - 19/8, những thí sinh trúng tuyển đại học (ĐH) đợt 1 sẽ phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia cho trường đã trúng tuyển để xác định nguyện vọng học tại trường. Sau thời gian trên, nếu thí sinh không nộp giấy trên sẽ đồng nghĩa với việc từ chối nhập học đợt này. 

Từ ngày 13/8, các trường ĐH đã lần lượt công bố kết quả điểm trúng tuyển đợt 1 vào trường và thông báo thời gian nhập học cho thí sinh. Đến thời điểm này đã có hơn 100 trường công bố kết quả điểm trúng tuyển. 

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm trước khi các trường tải dữ liệu về xét tuyển đã có trên 396.000 thí sinh đăng ký vào hơn 602.000 lượt trường. Như vậy, có khoảng 75% thí sinh đăng ký xét tuyển cùng lúc vào hai trường trong đợt 1. Vì vậy, để loại trừ thí sinh “ảo”, nhiều trường xác định điểm chuẩn thấp để số thí sinh trúng tuyển cao hơn chỉ tiêu từ 15% đến gần 50%.

Đồng  thời, nhiều trường đã ra thông báo xét tuyển bổ sung với hàng trăm chỉ tiêu, mặc dù thời điểm nhận hồ sơ xét tuyển đợt bổ sung theo quy định bắt đầu từ ngày 21/8. Hầu hết các trường ĐH dân lập đều thông báo xét tuyển bổ sung với mức điểm nhận hồ sơ cũng bằng ngưỡng điểm xét tuyển (15). Một số trường ĐH công lập cũng thông báo xét tuyển bổ sung. ĐH Bách khoa Hà Nội đã lên kế hoạch tuyển sinh đợt 2-3 cho một số ngành và nhóm ngành, như các chương trình đào tạo tiên tiến và chương trình quốc tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, thí sinh đã trúng tuyển vào ĐH, cao đẳng (CĐ) đợt 1 phải nhanh chóng nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường mình quyết định nhập học. Thời hạn cuối nộp giấy này là hết ngày 19/8. Sau thời hạn trên, thí sinh nào không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi thì xem như không chấp nhận vào học tại trường và nhà trường sẽ gọi thí sinh bổ sung. Ngay cả khi thí sinh trúng tuyển vào một trường cũng phải nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi để khẳng định nhập học. Thí sinh có thể nộp qua đường bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh hay nộp theo phương thức khác do trường quy định.

Đối với những thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1 (hay thí sinh trúng tuyển nhưng không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường) theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung trên các trang thông tin điện tử của các trường. Sau ngày 19/8 các trường thống kê số lượng thí sinh chính thức nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để công bố chỉ tiêu xét tuyển bổ sung vào các ngành cũng như điều kiện nhận đăng ký xét tuyển. Do có thí sinh “ảo” nên nhiều ngành tuy có số lượng thí sinh đăng ký nhiều trong đợt 1 vẫn có thể tuyển chưa đủ chỉ tiêu. Do vậy thí sinh chưa trúng tuyển vẫn còn nhiều cơ hội được xét tuyển vào các ngành/trường mà mình yêu thích.

 Luật Kinh tế khối C - cao kỉ lục

Đứng tốp đầu về điểm chuẩn là Học viện Cảnh sát nhân dân, tiếp đến, dẫn đầu các trường khối dân sự vẫn thuộc về ĐH Y Hà Nội (ngành bác sĩ đa khoa vẫn lấy 27 điểm), ĐH Dược Hà Nội vẫn là 26,75 điểm, ĐH Ngoại thương có điểm chuẩn phổ biến từ 24,30 điểm đến 26,45 điểm.

ĐH Kinh tế quốc dân, điểm trúng tuyển các ngành năm nay đều giảm so với năm trước thì điểm trúng tuyển ĐH Thương mại năm nay lại có chiều hướng tăng khi ngành có mức điểm thấp nhất cũng phải đạt từ 20,5 điểm trở lên, cá biệt có chuyên ngành tiếng Anh thương mại lấy điểm chuẩn lên đến 28, 25 (trong đó tiếng Anh nhân đôi). ĐH Luật Hà Nội năm nay cũng lấy điểm từ ngưỡng 21,75 đến 28 điểm (đó là ngành Luật Kinh tế khối C).

Trong khi những trường tốp đầu trong nhóm xét tuyển GX (12 trường và học viện hàng đầu khu vực miền Bắc) công bố điểm chuẩn đều từ 20 điểm trở lên thì một số trường khác trong nhóm lại lấy mức điểm thấp hơn như ĐH Công nghệ giao thông vận tải, ĐH Công nghiệp ... mức điểm trúng tuyển công bố chỉ từ 17,18 điểm trở lên. Còn những trường thuộc nhóm Nông lâm, Khoa học xã hội,... mức điểm chuẩn thấp hơn, từ điểm sàn 15 điểm đến trên 20 điểm.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.