Tuyển sinh ĐH, CĐ 2019: Cần tính toán kỹ lưỡng khi thay đổi nguyện vọng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Từ hôm nay- ngày 22 đến 31/7, các thí sinh trong cả nước sẽ được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học năm 2019 theo phương thức sử dụng kết quả thi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu điểm của các em ngang bằng như năm ngoái và ngành học đã thực sự yêu thích thì không nhất thiết phải thay đổi…

Phụ huynh không nên áp đặt con cái

Mùa tuyển sinh năm 2019 đang bước vào giai đoạn cao trào nhất, khi các trường đại học bắt đầu công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển và các thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển một lần duy nhất. Tuy nhiên, đăng kí nguyện vọng theo sở trường và sự yêu thích của bản thân là lời khuyên của các chuyên gia dành cho thí sinh.

Trong kỳ tuyển sinh năm 2019, các trường đại học tuyển sinh các ngành học theo rất nhiều hình thức đào tạo như: chính quy đại trà, chất lượng cao, hợp tác quốc tế… Do đó, dù các em có xác định đúng và trúng tuyển vào ngành học mà mình yêu thích nhưng nếu sai về hình thức đào tạo, quá trình học các em vẫn dễ gặp phải những khó khăn, trở ngại nhất định bởi mỗi hình thức đào tạo có những yêu cầu khác nhau về mức đóng học phí, khả năng ngoại ngữ...  

Theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Chiến - Phó trưởng Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Bình Dương, mỗi thí sinh khi lựa chọn nguyện vọng hãy căn cứ năng khiếu, sở trường, niềm yêu thích của mình và tìm hiểu kỹ về ngành nghề mà mình dự định đăng ký xét tuyển; tìm hiểu chuẩn “đầu ra” của ngành nghề đó, hình dung mình có thể làm gì sau khi ra trường.

Phụ huynh có thể định hướng cho con em mình dựa trên sự yêu thích về ngành nghề trong tương lai của các em, các thông tin được cung cấp từ nhà trường và từ số điểm thi mà các em đã đạt được. 

Còn Tiến sĩ Nguyễn Kim Thảo, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, có trường hợp sau một thời gian học tại trường đã trúng tuyển, sinh viên mới nhận ra khi đăng ký nguyện vọng đã quá cảm tính, chạy theo số đông, theo tâm lý ngành “hot” trong xã hội nhưng không phù hợp với mình.

Đây chính là nguyên nhân khiến một số sinh viên đã hối hận, chán nản sau khi nhập học. Thậm chí có trường hợp sau đó đã bỏ học, chờ thi lại vào năm sau để lấy kết quả xét tuyển vào trường khác, ngành khác. Vì vậy, khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh không chỉ tính toán, sắp xếp thứ tự nguyện vọng dựa trên mức điểm mình đạt được ở tổ hợp dự định xét tuyển mà còn phải cân nhắc, tìm hiểu kỹ về ngành nghề, trường lớp, môi trường học tập xem có phù hợp hay không.  

Việc các bậc phụ huynh tham gia vào quá trình chọn ngành, chọn trường của con em mình là điều cần thiết, song các bậc phụ huynh chỉ nên dừng lại ở mức độ tư vấn chứ đừng áp đặt. Chính vì sự áp đặt của các bậc phụ huynh mà một số thí sinh đã có những quyết định điều chỉnh nguyện vọng vào ngành học mà các em không thực sự hứng thú, dẫn đến quá trình học cũng như ra làm việc sau này rất khó khăn. 

Đại học không phải con đường duy nhất

Ở góc độ khác, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) có lời khuyên rằng, bất kỳ một sự thay đổi nguyện vọng nào cũng đều tạo ra sự xáo trộn về tâm lý. Ngoài ra, cũng nên căn cứ vào yếu tố cảm tính một chút.

Cụ thể, ngoài sự đam mê, yêu thích, nếu các em thấy ngành mình đã đăng ký phù hợp với sở trường của mình và không cảm thấy lăn tăn điều gì thì cũng nên giữ nguyên nguyện vọng đã đăng ký của mình. Đừng vì chút bồng bột, không tính toán kỹ mà thay đổi nguyện vọng để rồi tiếc nuối. 

Đơn cử, năm ngoái, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã chứng kiến một số em sau khi trúng tuyển vào trường rồi mới phát hiện ra, trong đợt điều chỉnh nguyện vọng tháng 7, do tính toán không kỹ hoặc dao động tâm lý nên đã chọn “điểm rơi” chưa chuẩn xác. Cụ thể, lẽ ra nguyện vọng mà mình thích nhất (đang đặt ở nguyện vọng 1) thì lại đảo nguyện vọng, chuyển xuống thứ 2 hoặc thứ 3.

“Các em nên nhớ, đầu tiên các trường sẽ xem xét nguyện vọng 1 của thí sinh, sau đó mới xét các nguyện vọng tiếp theo. Vì vậy, trên cơ sở điểm thi của mình, các em nên đặt nguyện vọng 1 là ngành nghề mình yêu thích nhất. Tôi chỉ muốn thí sinh hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định, nếu thực sự cần phải điều chỉnh thì mới điều chỉnh, nếu mình vẫn thích, vẫn đam mê và phổ điểm tương đối ổn định thì không nhất thiết phải điều chỉnh nguyện vọng” - PGS Hoàng Anh Tuấn lưu ý.

Cũng theo PGS Hoàng Anh Tuấn, trong trường hợp thí sinh quyết định thay đổi nguyện vọng thì chỉ nên đăng ký tối đa 5 nguyện vọng. Theo đó, 5 nguyện vọng này có thể là cùng một ngành nhưng ở các cơ sở đào tạo khác nhau.

Chẳng hạn, nếu các em nhận thấy mình có năng khiếu về Văn học thì mình có thể đăng ký nguyện vọng 1 vào ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), nguyện vọng 2 là ĐH Sư phạm Hà Nội hoặc cơ sở đào tạo khác... Các em không nên “thả phanh” đăng ký vì những điều “lợi bất cập hại”. 

“Đây là thời điểm các em phải khẳng định và thể hiện sự đam mê của mình vào một, hai ngành nghề cụ thể nào đó, chứ không nên dàn trải, mông lung. Dù đại học có thể là con đường rất tốt để các bạn trẻ lập nghiệp nhằm phát triển tương lai của mình.

Nhưng đó không phải là con đường duy nhất để các em phát triển tương lai. Không nhất thiết các em phải học đại học; các em có thể học tập ở các hình thức khác nhau miễn là phù hợp với điều kiện thực tế của các em và thỏa mãn niềm đam mê, yêu thích và sở trường của mình” - PGS Hoàng Anh Tuấn chia sẻ.

Sẽ hậu kiểm tuyển sinh

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2019, cả nước có trên 2,5 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm. Tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển là 653.278 em. Theo đó, trung bình, mỗi thí sinh đăng ký xét tuyển 3,9 nguyện vọng.

Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh ĐH học của các trường năm 2019 là 489.637 chỉ tiêu, tăng 7% so với năm 2018. Nguyên nhân tăng do số lượng trường được kiểm định năm nay cao hơn năm 2018 là 123 trường. Vì được kiểm định chất lượng nên các trường không bị khống chế chỉ tiêu như năm trước.

Bên cạnh đó, năm nay, Bộ cũng tính tăng chỉ tiêu cho các trường có sàng lọc đầu ra tốt. Trong tổng số chỉ tiêu này, có 341.840 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả  thi THPTQG, chiếm 70%. Số 30% chỉ tiêu còn lại các trường đăng ký xét tuyển bằng nhiều phương thức khác nhau như xét theo học bạ, theo các chứng chỉ quốc tế, xét tuyển thẳng, thi đánh giá năng lực….

Cùng với đó, năm nay, rất ít thí sinh đăng ký nguyện vọng vào các trường trung cấp. Do đó, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học lưu ý các trường phải chủ động báo cáo, tránh tình trạng như năm ngoái một số trường chỉ có vài em đăng ký, sau đó trường phải nâng điểm trúng tuyển lên để các em đều trượt.

Các trường phải chịu trách nhiệm giải trình theo quy chế tuyển sinh liên quan đến việc không báo kết quả xét tuyển học bạ trước khi xét tốt nghiệp; xét tuyển học bạ đối với ngành sức khỏe không yêu cầu học lực khá, giỏi… như quy định… Bộ GD-ĐT sẽ đăng tải toàn bộ danh sách giảng viên, danh sách thí sinh nhập học các trường năm 2018 và năm 2019 trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT để người học và xã hội giám sát, đồng thời thực hiện hậu kiểm đối với tất cả các trường.

Những cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị trừ chỉ tiêu năm sau, xử phạt hành chính theo quy định, không được phép tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.