Thi tổ hợp vào lớp 10 ở Hà Nội: Phụ huynh, học sinh hoang mang

Thi tổ hợp vào lớp 10 ở Hà Nội: Phụ huynh, học sinh hoang mang
(PLO) - Từ năm học 2019- 2020, thí sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ phải thi 3 bài thi gồm 2 bài thi độc lập Toán, Ngữ văn và lựa chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp Ngoại ngữ, Vật lý, Lịch sử và Giáo dục công dân hoặc Ngoại ngữ, Địa lý, Hóa học và Sinh học. Cuối tháng ba hàng năm, Sở mới thông báo ba môn thi còn lại trong bài thi tổ hợp. Nghĩa là học sinh lớp 9 sẽ luôn phải sẵn sàng với 9 môn thi…

“Chỉ thi 2 môn, cháu đã học đến 12h đêm” 

Trước thông tin trên, phần đa phụ huynh lớp 8 đều vô cùng lo lắng bởi kì thi vào 10 trước nay đã khốc liệt nay càng gắt gao hơn. Bởi Hà Nội từ nhiều năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chỉ có 60% học sinh được vào công lập, số còn lại sẽ học trường tư, trường quốc tế, Trung tâm giáo dục thường xuyên, tùy theo khả năng học sinh và điều kiện gia đình. 

Và thêm một lo lắng nữa, đó là con em các phụ huynh lớp 8 năm nay sẽ là lần đầu thí điểm thi hình thức này, nên họ không thể hình dung sẽ ôn thi, sẽ học như thế nào cho phù hợp. Và nữa là dự lo lắng có thi là có cạnh tranh, nghĩa là phải học thêm, ôn thi tất cả các môn vô cùng tốn kém, không phải gia đình nào cũng lo được. 

Bởi sơ sơ, hiện nay chỉ với hai môn thi Toán, Văn của kì thi này, phụ huynh mỗi tháng đã chi một khoản không nhỏ cho việc học thêm các lớp luyện thi. Chưa kể tới, chương trình SGK mới đang hướng tới giảm tải để học sinh còn có thời gian “học làm người”, thế nhưng với hình thức ôn thi 9 môn để học sinh Hà Nội phải “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý” thì chẳng phải thi sao học vậy, sao có chuyện giảm tải được?…

Chị Ngọc Mai (ở quận Hai Bà Trưng) có con đang học lớp 8 chia sẻ: “Mình thực sự sốc và bất ngờ khi Sở thông báo về tăng môn thi vào năm tới. Mình cũng nghe tin là tăng, nhưng nghĩ tăng thêm Ngoại ngữ đã đủ căng thẳng rồi. Đằng này không chỉ ngoại ngữ mà gần như tất cả các môn còn lại, tính sơ sơ là phải luôn học giỏi đều tận… 9 môn thi. Trong khi hiện nay, cháu đang học lớp 8, hàng ngày đã phải học tới 12h đêm mới đảm bảo đủ bài vở ở lớp. Nên mình không hiểu năm học tới sẽ sắp xếp thời gian ra sao để học cho đủ… môn. 

Hơn nữa, đề thi toán ở các kỳ thi quan trọng đều có một số câu hỏi rất khó để phân hóa học sinh. Nhưng nhiều khi chính chỉ vì 1-2 câu hỏi rất khó ấy lại gây sức ép cho việc phải đi học thêm mới làm được bài, cha mẹ nào cũng muốn con đạt điểm cao nên nhiều khi dồn sức lực, thời gian quá nhiều cho phần kiến thức khó, kiến thức nâng cao ấy trong khi lại chủ quan không học những phần cơ bản”. 

Một phụ huynh có con năm nay thi, dù là vào năm dê vàng, năm đẹp nên số học sinh tăng lên kỉ lục (trên 20.000 học sinh) trong kì thi vào lớp 10, nhưng anh vẫn thấy con may mắn vô cùng vì chưa phải áp dụng 6 môn thi. Vị phụ huynh này bày tỏ: “Việc tăng môn thi đã khiến áp lực đặt lên vai học sinh tăng thêm nhiều lần. Với cách dạy và học thế này, ngành Giáo dục đang khiến các phụ huynh và học sinh thật sự khủng hoảng. Muốn đổi mới thi cử thì phải đổi mới cả chương trình, cả cách dạy và học chứ nếu vẫn cách học cũ, chương trình cũ mà thi cử thì quá nhiều chẳng phải là quá thiệt thòi cho học sinh.

Mặc dù Sở GD-ĐT cứ nói là tránh để học sinh học tủ, học lệch, đó là điều không cần thiết vì trong thời buổi hiện đại với các công nghệ điện tử, các em học sinh đã có những bước tham khảo qua internet. Các em có quyền tra các thông tin trên mạng, tìm hiểu các môn mà mình thích, còn việc thi tổ hợp càng khiến các em hoang mang hơn, ôn tập loãng ra mà thi xong các con cũng quên hết thì việc thi cử chỉ mang tính đối phó”.

Không cần… học thêm(?!) 

Chia sẻ với báo chí, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết “bài thi tổ hợp này thí sinh không được lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội hoặc khoa học tự nhiên như thi THPT quốc gia bởi kỳ thi THPT quốc gia, các em vừa dùng để xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ theo nguyện vọng ngành nghề. Bởi đối với kỳ thi THPT, nhà trường dùng bài thi để đánh giá kiến thức đã học ở bậc THCS nên các tổ hợp thi sẽ được Sở GD-ĐT kết hợp đan xen giữa môn tự nhiên và xã hội ngoài môn “cứng” là ngoại ngữ. Vì hiện nay các trường trên toàn quốc đã và đang áp dụng các môn thi tổ hợp nên tôi tin rằng các em học sinh sẽ làm bài tốt. 

Ngay từ khi Bộ GD-ĐT có phương án thi THPT quốc gia, Sở GD-ĐT Hà Nội ngay lập tức đã đổi mới phương pháp dạy học theo phương thức thi tổ hợp. Do đó, ban đầu các em đã được làm quen các bài thi giữa kỳ và cuối kỳ bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Để chuẩn bị cho phương thức thi mới, nhiều năm qua, Sở đã triển khai trong các nhà trường việc dạy theo phương thức kết hợp giữa thi và đánh giá năng lực. 

Để các trường cảm thấy bình thường và không bị sốc, trước khi đưa ra phương án này, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của cha mẹ học sinh và nhận được 700 ý kiến trong vòng 5-6 năm nay và năm nào cũng họp vài cuộc về đổi mới thi cử”. 

Trước câu hỏi, nhiều ý kiến cho rằng, đến cuối tháng 3 mới công bố bài thi tổ hợp khiến học sinh sẽ phải học để luyện thi tất cả các môn, dẫn tới tình trạng dạy thêm học thêm căng thẳng hơn rất nhiều so với hiện nay? Vậy cách ra đề bài thi tổ hợp cũng như các môn Văn, Toán sẽ như thế nào để giảm áp lực học thêm quá nhiều môn cho học sinh? 

Ông Chử Xuân Dũng cho biết: “Chúng tôi đã suy nghĩ và tính đến điều này rất nhiều trước khi lựa chọn phương án tuyển sinh. Áp lực dạy thêm, học thêm bắt nguồn từ cách thức thi và định dạng đề thi. Lấy ví dụ, trước đây các trường ĐH tự ra đề thi hay đề thi ra trong bộ đề thi thì luyện thi ĐH rất căng thẳng, học sinh các tỉnh, thành đổ dồn về Hà Nội luyện thi. Nhưng khi cách thức thi thay đổi, với các bài thi trắc nghiệm khách quan thì việc luyện thi như trước đã không còn nữa. 

Chính vì vậy, chúng tôi sẽ có phương án giảm tải cho học sinh, giảm áp lực dạy thêm, học thêm trong chính định hướng ra đề thi tuyển sinh vào lớp 10 từ các năm học 2019-2020 để các nhà trường và thầy cô yên tâm. Đề thi sẽ chỉ yêu cầu học sinh học từ chăm chỉ những bài học trong chương trình, sách giáo khoa THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9 hiện hành là có thể làm bài tốt mà không cần phải đi học thêm, dạy thêm, giải quyết được hài hòa bài toán mà xã hội lo lắng giữa thi cử và học thêm tràn lan. Đặc biệt, đề thi sẽ không có phần câu hỏi mang tính “đánh đố” học sinh, đưa ra “ma trận” với những mức độ, yêu cầu của đề thi phù hợp hơn”.

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.

Nhiều điểm mới trong xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú

Trao danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" tặng các thầy giáo, cô giáo tại Điện Biên. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” của Chính phủ ban hành ngày 2/4/2024, có hiệu lực từ ngày 25/5/2024, với nhiều điểm mới như: quy định rõ hơn cách tính thời gian, nhóm đối tượng và tiêu chuẩn xét tặng, quan tâm nhóm đối tượng đặc thù, cắt giảm thủ tục hành chính, rút gọn quy trình xét tặng...