Tập đoàn FLC muốn xây đại học đầu tiên theo mô hình “đô thị đại học” tại Quảng Ninh

TS. LS Vũ Đặng Hải Yến - Giám đốc Công ty Luật TNHH SmiC, Trợ lý HĐQT kiêm Trưởng ban Pháp chế Tập đoàn FLC
TS. LS Vũ Đặng Hải Yến - Giám đốc Công ty Luật TNHH SmiC, Trợ lý HĐQT kiêm Trưởng ban Pháp chế Tập đoàn FLC
(PLVN) - Tập đoàn FLC vừa đệ trình xin phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Quốc tế Công nghệ - Du lịch – Hàng không Hạ Long tại phường Hà Lầm và phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 

Theo TS. LS Vũ Đặng Hải Yến - Giám đốc Công ty Luật TNHH SmiC, Trợ lý HĐQT kiêm Trưởng ban Pháp chế Tập đoàn FLC, đây sẽ là trường đại học đầu tiên xây dựng theo mô hình “đô thị đại học” tại địa phương, với mục tiêu tạo ra nguồn cung nhân lực chất lượng cao theo các tiêu chuẩn hàng đầu của trong nước và quốc tế.

Đô thị đại học đầu tiên tại Quảng Ninh

Xin bà cho biết một số thông tin sơ bộ về dự án Trường Đại học Quốc tế Công nghệ - Du lịch – Hàng không Hạ Long?

Theo đề án, Trường Đại học Quốc tế Công nghệ - Du lịch - Hàng không Hạ Long có quy mô 50 ha, vốn đầu tư dự kiến gần 4.000 tỷ đồng, là trung tâm của Khu đô thị đại học FLC Quảng Ninh - một tổ hợp đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, sân golf và vui chơi giải trí quy mô 620 ha mà Tập đoàn FLC đang nghiên cứu đầu tư tại phường Hà Lầm và phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Trường được xây dựng theo mô hình “đô thị đại học” đầu tiên tại Quảng Ninh. Mô hình này sẽ lấy Trường đại học làm trung tâm, còn các khu đô thị, khu thương mại dịch vụ với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, cung ứng dịch vụ là vệ tinh phục vụ cho nhu cầu cho các học viên trong quá trình đào tạo, có thể nói là những “xưởng  thực hành” quy mô lớn.

Kế hoạch tuyển sinh mùa đầu tiên của trường dự kiến diễn ra vào cuối năm 2020 với quy mô đào tạo ban đầu là 2.500 sinh viên và sẽ tăng lên 10.000 sinh viên vào năm 2025, 20.000 sinh viên vào năm 2030.

Tại sao Tập đoàn FLC lại chọn Hạ Long, Quảng Ninh để xây trường đại học mà không phải là Hà Nội hay các đô thị khác?

Là một trong những nhà đầu tư đồng hành cùng tỉnh Quảng Ninh nhiều năm nay, chúng tôi nhận thấy cơ sở và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh trong những lĩnh vực kinh tế trọng điểm hiện chưa đạt hết mức tiềm năng. Dù sở hữu nhiều thắng cảnh và di sản nổi tiếng thế giới, vị trí địa lý được xác định là trung tâm kinh tế mạnh trong chiến lược biển Việt Nam và trong chiến lược “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt – Trung, nhưng các cơ sở đào tạo nhân sự ngành du lịch, công nghệ cao, hàng không thực sự quy mô và đồng bộ.

Do đó, Tập đoàn FLC đã lên kế hoạch đầu tư Trường Đại học Quốc tế Công nghệ - Du lịch – Hàng không Hạ Long tại đây, nhằm xây dựng một cơ sở đào tạo mới mang tính bứt phá, kỳ vọng trở thành động lực góp phần thúc đẩy vượt bậc chất lượng nguồn nhân lực địa phương, đặc biệt là nhân lực trình độ cao trong bối cảnh Quảng Ninh đang có những bước tăng trưởng mạnh trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Được biết trong giai đoạn hoạt động đầu tiên, trường sẽ thành lập ba khoa chuyên môn bao gồm: Khoa Công nghệ cao, Khoa Du lịch và Khoa Hàng không. Nguyên nhân của việc lựa chọn các ngành nghề đặc thù này là gì, thưa bà?

Trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang “bùng nổ” trên phạm vi toàn cầu còn Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường du lịch, thị trường hàng không thuộc top đầu thế giới về tăng trưởng,  việc đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho các ngành Công nghệ cao, Du lịch và Hàng không đang là yêu cầu cấp bách.

Tuy nhiên, căn cứ trên thực tiễn tuyển dụng của Tập đoàn FLC và nhu cầu chung của doanh nghiệp, có thể thấy rằng nhân lực trong các ngành này đang chưa đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng. 

Tính riêng trong lĩnh vực Du lịch, theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Thực trạng tương tự đang diễn ra trong các ngành Công nghệ cao và Hàng không với những thách thức chung về trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, kỹ năng hành nghề cũng như kỹ năng mềm…

Khi đề xuất đề án này, mục tiêu của chúng tôi là tạo ra nguồn cung nhân lực chất lượng, không những khắc phục căn bản thực trạng thiếu hụt lực lượng lao động tại Quảng Ninh; mà còn góp phần giải “cơn khát" nhân lực chất lượng cao cho toàn thị trường Việt Nam nói chung.

Nâng cao sức cạnh tranh trong thời đại 4.0

Việt Nam đang tồn tại thực trạng “thừa thầy thiếu thợ”, rất nhiều trường ĐH mở ra nhưng không thu hút được sinh viên, hoặc sinh viên tốt nghiệp nhưng thiếu kỹ năng, không tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Vậy Tập đoàn FLC định hướng phát triển trường ra sao để tránh khỏi vết xe đổ trên?

Với mô hình “đô thị đại học” mà chúng tôi đang đề xuất, thực trạng “thiếu thực tiễn” trong hệ thống giáo dục đào tạo sẽ được giải quyết. Bởi ngay cạnh Trường Đại học Quốc tế Công nghệ - Du lịch - Hàng không Hạ Long sẽ có “xưởng thực hành” quy mô lớn để sinh viên được cọ xát, đó là các sân golf đẳng cấp quốc tế, các khu nghỉ dưỡng 5 sao do Tập đoàn FLC đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, khu Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và các cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng không cũng là môi trường thực hành nghề lý tưởng cho các sinh viên ngành hàng không...

Trường đặt mục tiêu đạt xếp hạng QS rating và kiểm định ASEAN University Network (AUN); xếp hạng AACSB đối với các chương trình quản trị kinh doanh trong thời gian ngắn nhất giúp học viên được học tập trong môi trường giáo dục bài bản, đẳng cấp quốc tế ngay tại Hạ Long mà không cần đi du học nước ngoài. Từ đó dần thay đổi quan niệm về “du học” truyền thống, thu hút sinh viên ở các tỉnh, thành phố khác về Quảng Ninh “du học”, kể cả sinh viên ở các quốc gia khác đến Việt Nam học về ngôn ngữ và văn hoá.

Cụ thể giải pháp đầu ra cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp tại Trường là gì?

Trung bình mỗi năm, Tập đoàn FLC tuyển dụng lên đến 5.000 – 6.000 lao động phục vụ trong đa lĩnh vực như hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sân golf, tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại chất lượng chuẩn quốc tế; các dự án khu công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao cũng như hãng hàng không Bamboo Airways vừa chính thức vận hành từ đầu năm 2019. Với nhu cầu nhân sự ngày càng gia tăng sau mỗi năm, các học viên của Trường sẽ có cơ hội học tập, trải nghiệm tốt nhất tại những dự án quy mô đã vận hành, điều mà các sinh viên thuộc các cơ sở đào tạo khác khó có thể tiếp cận, đồng thời có cơ hội việc làm phù hợp đúng chuyên ngành ngay sau tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, với chất lượng đào tạo tiêu chuẩn quốc tế, trường cũng sẽ là nơi cung cấp nhân sự chất lượng cao cho ngành Công nghệ cao, Du lịch và Hàng không tại Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng, với nhu cầu đang rất lớn tại các cơ sở như Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn hay các khu công nghiệp, các hệ thống khách sạn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch đang ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh.

Xin cảm ơn Bà!

Đọc thêm

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Không gây quá tải, áp lực cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT chuẩn bị trong một thời gian dài, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, ứng dụng những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT…

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.

Tuyển sinh Đại học 2024: Nhiều ngành “khát” nhân lực

Thí sinh cần cân nhắc trước ngưỡng cửa chọn nghề tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: huongnghiep.hocmai.vn)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin đầu tiên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Sắp tới, quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ được chính thức ban hành để thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ tháng 4.