Tạo sức hút mới cho bài học lịch sử

Các hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng lịch sử Quốc gia (Ảnh:VNN)
Các hiện vật được trưng bày trong Bảo tàng lịch sử Quốc gia (Ảnh:VNN)
(PLO) - Chỉ gặp nhau duy nhất lần đầu tiên để vạch ra ý tưởng cho video, xây dựng kịch bản và phân công công việc; sau đó, hoàn toàn làm việc bằng email và liên lạc qua điện thoại nhưng những gì mà nhóm tình nguyện đã làm không khiến ít người ngưỡng mộ. 

Họ đã cùng nhau làm nhiều video clip về lịch sử văn hóa để tặng trang web của Bảo tàng Lịch sử quốc gia khiến cho những bài học, kiến thức về lịch sử không còn khô khan mà dần trở nên sinh động trong mắt mỗi người. Nhóm tình nguyện đó gồm Nghiêm Hoàng An (kỹ thuật dựng), Nguyễn Lê Phương Anh và Ngô Ngọc Tú (phụ trách nội dung), Nguyễn Thanh Tùng (nhiếp ảnh gia của nhóm).

Khởi nguồn cho hoạt động tái hiện lịch sử bằng video clip là khi Nghiêm Hoàng An bàn chuyện cùng chị Lê Vũ Hằng (phụ trách câu lạc bộ tình nguyện viên lúc đó - PV) có nói tới trưng bày chuyên đề “Sen trên cổ vật”. Vì trước đó Hoàng An đã thực hiện một video về Ngày Nhà giáo nên đã mạnh dạn đề xuất “luôn việc làm video cho tọa đàm ‘Sen trên cổ vật”.  

Vậy là từ đó Hoài An đã phải thức đến 2 giờ sáng để hoàn thành video clip về hoa sen trên cổ vật. Những thông tin trên clip này do An cùng nhóm bạn gồm Ngô Ngọc Tú (24 tuổi), Lê Nguyễn Phương Anh (25 tuổi) và Nguyễn Thanh Tùng (24 tuổi) tổng hợp.

Video clip về hoa sen trên cổ vật này sau khi hoàn thành đã được đưa vào sử dụng trong tọa đàm và việc học lịch sử ngoại khóa tại bảo tàng. Clip bắt đầu bằng những hình ảnh sen rất quen thuộc trong đời sống, nhưng sau đó là những hình ảnh ít ai được thấy: sen trên các cổ vật, bảo vật quý. Đó là những hình sen và cúc dây được vẽ trên đồ gốm men lục của thế kỷ XI, hay hoa sen trên gốm Cù Lao Chàm thế kỷ XV; bệ đá, chân tảng có hoa sen thời Lý. Ngoài ra còn có tượng Phật Thích Ca sinh ra từ hoa sen làm bằng gỗ thời Lê Trung Hưng. Sen không chỉ là sen mà còn mang những ý nghĩa về sức mạnh Phật giáo, tư tưởng.

Chủ đề “Sen trên cổ vật cung đình triều Nguyễn” giới thiệu bộ sưu tập hiện vật đồ dùng hoàng gia trang trí họa tiết hình sen, được chế tác từ những chất liệu quý hiếm như ngọc, vàng, bạc, ngà…

Chủ đề “Sen trên cổ vật cung đình triều Nguyễn” giới thiệu bộ sưu tập hiện vật đồ dùng hoàng gia trang trí họa tiết hình sen, được chế tác từ những chất liệu quý hiếm như ngọc, vàng, bạc, ngà…

Nói về mục đích của việc đưa lịch sử vào các video clip, Ths. Nguyễn Thị Hữu – Chủ nhiệm CLB Tình nguyện viên Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết: “Nhằm hỗ trợ phục vụ công tác truyền thông của bảo tàng, giới thiệu và quảng bá một số hình ảnh và các trưng bày chuyên đề tại bảo tàng, nhóm biên tập website và CLB Tình nguyện viên của bảo tàng đã tiến hành dựng một số video clip ngắn”.

Thông thường, mỗi clip về lịch sử được đưa lên đều phải qua sự kiểm tra, rà soát nội dung thông tin hết sức chặt chẽ của TS.Vũ Mạnh Hà – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Ths. Tô Thị Thủy Lâm – Trưởng phòng Truyền thông của Bảo tàng.

Việc sử dụng các video clip để giới thiệu về lịch sử là một hình thức truyền thông hấp dẫn và rộng rãi, mang ý nghĩa thiết thực nhằm giúp cho công chúng, đặc biệt là các bạn trẻ có thể tiếp cận một cách nhanh nhất với lịch sử.

“Chúng tôi tạo điều kiện cho các bạn được nghe, nói chuyện về lịch sử một cách cởi mở với những đề tài không giống sách giáo khoa. Nhóm làm video clip cũng giúp chúng tôi lan tỏa câu chuyện lịch sử. Chẳng hạn, họ giúp chúng tôi lên kế hoạch trưng bày, thuyết minh, hướng dẫn người xem”, chị Hữu nói.

Cùng những hoạt động của bảo tàng và sự nhiệt huyết của nhóm tình nguyện, hi vọng rằng trong tương lai, lịch sử sẽ trở nên gần gũi với đông đảo học sinh, sinh viên nói riêng và với mọi người dân nói chung.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?