Sở GD&ĐT Nghệ An trấn an việc 'trùng' đề Văn vào lớp 10

Các thí sinh dự thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Nghệ An
Các thí sinh dự thi trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Nghệ An
(PLVN) - Dư luận Nghệ An đang xôn xao vì đề thi Ngữ Văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có câu tương tự với 1 câu trong đề thi học kỳ 2 tại huyện Yên Thành. Liệu có khuất tất gì trong việc ra đề?. Sở GD&ĐT tỉnh này mới có thông tin trấn an phụ huynh và thí sinh.

Theo Sở GD&ĐT Nghệ An, trong đề thi Ngữ Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2019 – 2020 của tỉnh có câu Làm văn 5 điểm tương đối giống với câu Làm văn 7 điểm trong đề thi Ngữ Văn khảo sát chất lượng học kỳ 2 lớp 9 vừa qua tại huyện Yên Thành. Dư luận có ý kiến cho rằng việc này là không công bằng, thí sinh huyện Yên Thành sẽ thuận lợi hơn do đã được “tập dượt” ở kỳ khảo sát cuối năm.

Tuy nhiên, đại diện Sở Giáo dục Nghệ An khẳng định: việc giống nhau trong ngữ liệu đề văn là hoàn toàn ngẫu nhiên và không ảnh hưởng đến chất lượng kỳ thi.

Sự khác nhau giữa hai đề thi?

Cụ thể: Tại đề tuyển sinh lớp 10, câu Làm văn 5 điểm là: Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trong hai khổ thơ trích trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, sách Ngữ văn lớp 9: “Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa/ Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến/ Một mùa xuân nho nhỏ/ Lặng lẽ dâng cho đời/ Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tóc bạc/”.

Điểm trùng hợp gây tranh cãi giữa hai đề thi (phần bôi màu)
Điểm trùng hợp gây tranh cãi giữa hai đề thi (phần bôi màu)

Còn đề thi học kỳ 2 lớp 9 huyện Yên Thành, câu Làm văn 7 điểm là: Ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải trong đoạn thơ trên. 

Theo đại diện Sở GD Nghệ An, việc trùng ngữ liệu như vậy là bình thường, vì đây là một trong những bài thơ hay nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 9, và đoạn thơ được trích dẫn là hay nhất trong bài, chứa đựng nội dung tư tưởng và chủ đề cả tác phẩm. Vì thế người ra đề thường chọn hai khổ thơ này.

Hai câu Làm văn giống ngữ liệu, nhưng yêu cầu thể loại hoàn toàn khác nhau. Đề của huyện Yên Thành là đề mở, không yêu cầu cụ thể về thể loại, học sinh có thể tự do lựa chọn kiểu làm văn chứng minh, phân tích hay biểu cảm… Còn đề thi tuyển sinh cấp 3 yêu cầu rõ ràng: “Cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải”, nêu rõ đặc trưng thể loại làm văn. Do vậy học sinh làm theo thể loại khác là lạc đề. 

Các thí sinh thảo luận sau khi kết thúc phần thi
Các thí sinh thảo luận sau khi kết thúc phần thi 

Mục đích đề bài tuyển sinh lớp 10 không chỉ kiểm tra kiến thức mà còn đánh giá kỹ năng làm bài của học sinh, trong khi đề của huyện Yên Thành chú trọng nội dung kiến thức. Đây là khác biệt về bản chất của hai đề thi. Vì thế, học sinh nào chủ quan cho rằng hai đề Làm văn giống nhau thì dễ dẫn đến lạc đề do không đúng thể loại.

Quy trình ra đề khách quan

Về ý kiến dư luận nghi ngờ việc ra đề có khuất tất, dẫn đến trùng đề, Sở Giáo dục Nghệ An khẳng định công tác ra đề thi hoàn toàn khách quan.

Theo yêu cầu ra đề, đề thi gồm 3 phần. Ở câu cuối (câu thứ 3) bắt buộc phải chọn 1 tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 (câu 1, 2 không bắt buộc). 

Các giáo viên được lựa chọn ra đề sẽ bốc thăm ngẫu nhiên, trúng phần nào sẽ ra đề phần đó, và ra đề 1, đề 2 (yêu cầu bám sát cấu trúc, chuẩn kiến thức tác phẩm theo công văn hướng dẫn trước đó của Sở). Các giáo viên ra đề đều được cách ly. Sau đó sẽ bốc thăm để ráp đề thành đề 1, đề 2 và tiến hành phản biện. Cuối cùng, một Phó giám đốc Sở sẽ bốc thăm trúng đề nào thì chọn đề đó làm đề chính thức.

Các huyện, thành, thị xã ra các đề thi học kỳ, đề thi thử môn Văn cũng thường chọn các tác phẩm, bài thơ hay trong chương trình để ra câu 3 trong đề thi. Nghệ An có 21 huyện, thành, thị nên nếu xảy ra việc trùng một ngữ liệu trong đề văn là bình thường. đề thi tuyển sinh 10 của Sở GD&ĐT ra trùng một tác phẩm (câu 3) của các huyện, thành, thị là bình thường. Đề thi chỉ trùng một tác phẩm nhưng lệnh đề khác nhau, mục đích khai thác tác phẩm khác nhau.

Sở Giáo dục Nghệ An khẳng định không có việc tổ chức thi lại môn Ngữ Văn vào lớp 10 do trùng đề thi. Việc trùng ngữ liệu trong câu Làm văn cũng không ảnh hưởng đến chất lượng phân loại thí sinh, vì yêu cầu hai đề hoàn toàn khác nhau.

Quy trình ra đề thi môn Ngữ Văn của Sở GD&ĐT Nghệ An:

- Bước 1: Dựa vào hướng dẫn về cấu trúc đề thi tuyển sinh quy định tại Công văn số 665/SGD&ĐT để cả nhóm ra đề thống nhất xây dựng ma trận đề.

- Bước 2: Chia ma trận đề làm 3 phần tương đương nhau về điểm, tổ chức bốc thăm phần đề để ra. Mỗi người ra 2 phần đề trong phần đề minh bốc thăm được.

- Bước 3: Sau khi làm xong phần đề được giao, tổ chức phản biện theo nguyên tắc vòng tròn, chỉnh sữa lại khi có ý kiến thẩm định.

- Bước 4: Bốc thăm 1 trong 2 phần của mỗi người rồi ghép lại được đề chính thức, phần còn lại ghép làm đề dự bị.

- Bước 5: Hoàn thiện các đề thi chính thức, đề dự bị theo mẫu, tiến hành giải các đề lại để kiểm tra sự phù hợp về thời gian thi, nếu không thấy phù hợp thì điều chỉnh.

(Đề thi được làm mới, không phải lựa chọn từ đề nguồn)

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?