Sáng kiến vì môi trường ở ngôi trường vùng sâu vùng xa

Thầy Hải và học trò trong phòng thí nghiệm của trường
Thầy Hải và học trò trong phòng thí nghiệm của trường
(PLO) - Mặc dù sinh sống và giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, không có nhiều điều kiện để tìm tòi, học hỏi nhưng thầy Nguyễn Ngọc Hải (46 tuổi), giáo viên Sinh học Trường THPT An Lạc Thôn (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) vẫn đam mê nghiên cứu khoa học. Thầy cùng các học sinh của mình không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu những đề tài mới để bảo vệ môi trường và phục vụ giảng dạy.

Nhiều sáng kiến... thiếu kinh phí

“Lúc mới về đây tôi chỉ định về chơi thôi chứ không định ở lại giảng. Lúc ấy nơi đây khó khăn lắm, nước ngập và thiếu thốn nhiều thứ, ngôi trường thì cũng chưa ai biết đến. Dần dần mình cảm thấy muốn làm điều gì đó, muốn trường sẽ nổi tiếng ở một lĩnh vực nào đó và các em học sinh không bị thiệt thòi nên, tôi quyết định ở lại”, thầy Hải chia sẻ sau hơn 20 năm gắn bó với ngôi trường An Lạc Thôn. 

Năm 2003, thầy Hải và học trò tham gia cuộc thi về sử dụng và bảo vệ nguồn nước và đoạt giải Nhất với sáng kiến dùng trái gòn để thu gom dầu loang. Năm 2007 và 2011, thầy và học sinh đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi quốc tế với 2 đề tài về thu gom dầu loang.

Đến nay, thầy Hải đã có trên 90 đề tài nghiên cứu, chủ yếu về giáo dục, môi trường. Thông qua tiết dạy trên lớp, thầy lồng ghép để khơi gợi ý tưởng cho các em nghiên cứu. Chọn các em từ nhiều lớp tạo thành một nhóm. Các đề tài chủ yếu bắt nguồn từ ý tưởng của các em học sinh. 

Giới thiệu về đề tài xử lý khí thải biogas của mình, em Trịnh Minh Quí cho biết, em bắt đầu nghiên cứu và thực hiện từ năm lớp 11. Đa số người dân chăn nuôi dùng khí biogas để đun nấu nhưng không quan tâm đến các chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe, môi trường, đặc biệt là khi đun nấu.

“Từ đó, chúng em nghĩ ra ý tưởng loại bỏ những chất đó để sạch, an toàn hơn cho người sử dụng. Ban đầu phải sục khí biogas qua nước vôi trong, sau đó dẫn tiếp qua phôi sắt và than hoạt tính để hấp thụ hết những phần còn sót lại mà nước vôi trong chưa hấp thụ được hết”, Quí chia sẻ.

Tiếp lời học trò, thầy Hải cho biết, khó khăn nhất là vấn đề kinh phí để kiểm chứng và triển khai ý tưởng. “Trước đây, các em học sinh cũng thực hiện đề tài dùng lá khóm làm tơ sợi, dệt vải rất đẹp nhưng không mua nổi máy dệt nên không triển khai được. Có rất nhiều ý tưởng hay, thiết thực và có kế hoạch sẵn nhưng lại không có kinh phí thì cũng thua”, thầy giáo tâm sự.

Thầy Nguyễn Quang Khải, Phó Hiệu trưởng Trường THPT An Lạc Thôn đánh giá, “Thầy Hải là người có chuyên môn vững vàng, có năng lực, luôn phấn đấu hết mình và có nhiều cống hiến cho nhà trường. Vì vậy, nhà trường cũng hỗ trợ, tạo điều kiện cho thầy và các em trong khả năng của mình. Tuy nhiên, cũng chỉ giúp được một phần nào thôi”.

Luôn hướng đến học trò

Với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, nam giáo viên luôn sát cánh bên cạnh các em để hỗ trợ thực hiện đề tài của chính mình. Với nhiệm vụ là Tổ trưởng chuyên môn và giảng dạy môn Sinh học, thầy Hải đã khuyến khích, hướng dẫn cho các em học sinh tham gia nghiên cứu khoa học trong nhà trường, hướng dẫn các em tham dự nhiều cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Quốc gia và đạt được không ít thành quả tốt.

Thầy đã hướng dẫn học sinh tham gia 2 đề tài lọt vào TOP 25 cuộc thi “Hành động vì nguồn nước” do Sách & Hành động và Đoàn TNCS NAWAPI đồng tổ chức do Đại sứ quán ISRAEL bảo trợ, thầy làm Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) “Em yêu môi trường” và CLB này đã đạt giải thưởng Môi trường Việt Nam 2013.

Thầy Hải còn nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin như soạn giảng bằng giáo án điện tử, sử dụng thiết bị dạy học ở từng tiết dạy, quản lý điểm của học sinh...

Không chỉ giáo dục về môi trường, giáo viên sinh học còn giáo dục chuyên đề hàng tháng cho các em học sinh như tâm lý, tổ chức gặp mặt chia sẻ với các em về chữ “Hiếu”. Thầy Hải mời một vài học sinh tiêu biểu viết bài và mời thêm một thầy giáo kì cựu để cùng nhau ngồi bàn về cái tôi của học sinh ngày nay để các em thấy được công ơn của ba mẹ như thế nào, sự đua đòi có nên hay không và đây cũng là chuyên đề mà thầy tâm đắc nhất khi nó đã lấy đi nước mắt của hơn 100 em học sinh tham gia chuyên đề ngày hôm ấy. 

Bên cạnh đó, bằng cách tổ chức những trò chơi vui nhộn, những hoạt động cộng đồng, thầy Hải lồng ghép giáo dục ý thức an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và động vật hoang dã giúp học sinh dễ tiếp thu và có ý thức hơn. Đồng thời, các em còn là tuyên truyền viên tích cực cho các bạn khác lớp, thậm chí cho cả gia đình và người thân.

Từ những đóng góp của mình, thầy Hải nhiều lần được tặng bằng khen và được tuyên dương là Giáo viên giỏi cấp trường, Công đoàn viên xuất sắc, Lao động tiên tiến, gương “Điển hình tiên tiến ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015”, gương “Điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2015”.

Đặc biệt, ngày 15/10/2018, Chủ tịch nước đã ký quyết định trao tặng Huân chương Lao động cho thầy Hải: “Thời gian tới, trong năm mới 2019, tôi và các em sẽ cố gắng phấn đấu để tiếp tục giữ vững thành tích đạt được nhiều năm qua. Bản thân tôi sẽ đầu tư thêm chuyên môn và định hướng ngành nghề cho các em. Những em nào có đam mê nghiên cứu thì tiếp tục hỗ trợ cho các em”, thầy Hải cười.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.