Nỗi niềm thầy cô nuôi dạy trẻ khuyết tật

Học sinh khuyết tật được học tập, sinh hoạt tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai.
Học sinh khuyết tật được học tập, sinh hoạt tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai.
(PLVN) - “Một sân bóng đá, một thư viện... dành cho trẻ khuyết tật tưởng chừng như đơn giản nhưng bao lâu nay chưa thể thực hiện được…”. Đó là những điều trăn trở, mơ ước của các thầy cô giáo trong Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai.

Tiền trợ cấp chưa đủ 3 bữa ăn

Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai có trụ sở đặt tại KP.3, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa (TP Biên Hòa). Đây là nơi học tập của hơn 200 em học sinh, mỗi em đều có khiếm khuyết riêng như: câm, điếc, tay chân khó vận động, thiểu năng trí tuệ… Thấy khách đến thăm, một nhóm trẻ vội chạy tới khoanh tay chào đón qua những bộ dạng rất đáng thương khiến mọi người có mặt đều xao lòng. 

Hầu như tất cả các em khi vào trung tâm đều thể hiện sự tự tin, thân thiện với mọi người xung quanh. Cuộc sống tưởng chừng như biệt lập trong một khuôn viên ít có người ngoài lui tới; không gian không ồn ào như ngoài đường phố song có lẽ các em tự thấu hiểu hoàn cảnh của mình nên đều thể hiện tình yêu thương nhau rõ rệt. Những lúc được vui chơi dưới sân trường, những đứa trẻ hồn nhiên đùa nghịch rất thân thiết. 

Nhìn những “đứa con” của mình ngọng nghịu chào khách, cô Lê Thị Nam Nhạn, Giám đốc trung tâm cho biết toàn tỉnh Đồng Nai có hơn 1.800 em bị khuyết tật, nhưng trường chỉ đủ điều kiện nhận dạy hơn 200 em. Lý do là kinh phí eo hẹp và nhân lực cũng như cơ sở vật chất hạn chế nên không đủ để phục vụ các cháu.

Theo cô Nhạn, cuộc sống của những đứa trẻ kém may mắn sẽ ấm áp hơn khi được nuôi dạy trong môi trường có tổ chức; các cháu sẽ hiểu biết, chia sẻ nhau trong mọi hoàn cảnh. Còn ở bên ngoài xã hội, dù được gia đình chăm sóc, thương yêu nhưng trẻ khuyết tật dễ rơi vào mặc cảm, tự ti so với những đứa trẻ cùng lứa tuổi. 

Cô Nhạn cho biết Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật được thành lập từ tháng 11/1997 trên khu đất rộng khoảng 1.000m2. Khi mới đi vào hoạt động, trung tâm gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên vừa thiếu, vừa yếu cả về trình độ lẫn chuyên môn.

Năm 2018, nhà trường được UBND tỉnh cấp kinh phí xây thêm lớp học và các phòng sinh hoạt khác nên tương đối khang trang với 3 dãy phòng học và nhà nội trú nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, học tập của các em.

Mức kinh phí lâu nay của Nhà nước trợ cấp không đủ để học sinh nội trú ăn ngày 3 bữa (15.000 đồng/bữa) buộc phụ huynh phải đóng góp để phụ lo bữa sáng cho con em. Nhưng phần lớn hoàn cảnh của gia đình có con gửi vào đây đều khó khăn nên không ít trường hợp phải nợ tiền bữa sáng của nhà trường.

Có những thời điểm, trung tâm phải trích một phần tiền lương của giáo viên để hỗ trợ các em ăn sáng: “Ngoài kinh phí Nhà nước cấp để hoạt động, trung tâm còn nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các mạnh thường quân như bà Tư ở chợ Biên Hòa suốt 20 năm qua đều gửi cho trung tâm mỗi tháng 20kg gạo; bà Bảy nhà ở Bửu Long (TP Biên Hòa) hỗ trợ mỗi tháng 5 thùng mì gói... Nhờ có sự đóng góp của các nhà hảo tâm, đã tiếp thêm nghị lực cho các thầy cô trong trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh đầy đủ hơn…”, Cô Nhạn chia sẻ.

Thầy và trò đồng cảnh ngộ

Trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Đồng Nai hiện có 14 cán bộ, công nhân viên. Với từng ấy thầy cô mà phải “ôm” hết mọi chuyện trong cuộc sống hàng ngày của hơn 200 trẻ là điều không đơn giản. 

Một trong những người đặc biệt ở trung tâm là thầy giáo Đặng Văn Sinh (50 tuổi). Mỗi ngày thấy Sinh đi xe ôm tới làm việc, hết giờ người lái xe lại tới đón về. Nói về hoàn cảnh của mình, thầy Sinh kể cuộc đời ông đến với trung tâm như một giấc mơ.

Thầy Sinh chào đời và lớn lên như mọi người bình thường khác. Đến năm học lớp 9 thầy bị tai nạn khiến đôi mắt bị mù và mất một cánh tay. Sự cố bất ngờ xảy đến đã rẽ cuộc đời thầy đi theo hướng khác. Thế nhưng, không nằm im chịu đựng nghiệt ngã của số phận, sau những ngày hụt hẫng, thầy Sinh đi học chữ nổi. Sau khi “ra trường” bén duyên với nghề giáo.

Thầy Sinh nhớ lại, khi mới nhận công tác tại Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật  Đồng Nai, cảm xúc khi vào môi trường mới vừa mừng vừa lo. Mừng vì xin được việc làm đúng với chuyên ngành, nhưng lo bởi đối với trẻ khuyết tật người bình thường dạy đã khó, còn khiếm thị như thầy còn vất vả gấp ngàn lần. Dù không nhìn thấy học trò, nhưng qua thời gian tiếp xúc với các em thầy cảm nhận những đứa trẻ cũng như mình, luôn khát khao được sống hòa nhập cộng đồng.

Hơn 30 năm sau ngày bị tai nạn, đến nay thầy Sinh sống bình thường như mọi người, vẫn hàng ngày dạy học trò những điều lễ nghĩa để sau này khi các em lớn lên sẽ thành người có thể đóng góp hữu ích của bản thân người khuyết tật cho xã hội.

Khi tâm sự với chúng tôi, thầy Sinh cho rằng bản thân thầy đã từng có những lúc khắc khoải về đời sống, nhưng khi tiếp cận với học trò đã giúp thầy lấy lại cân bằng trong tâm thức, coi đó  như một động lực để tiếp tục vững bước trong cuộc đời.

Trước lúc rời trung tâm, khi biết khách đến thăm chuẩn bị chụp ảnh mình, các em nhỏ liền rối rít… tạo dáng và cười rất tươi. Em Bảo Thi (14 tuổi) ú ớ nắm tay khách đưa ra chỗ khuôn viên sân trường chụp ảnh.

Chỉ bằng hành động ra hiệu trên đôi bàn tay, em muốn nói “Chụp đi cô, chụp đẹp vào”. Nhìn em cười, ánh mắt sáng ngời đầy thích thú, tôi không khỏi chạnh lòng rơi nước mắt khi biết rằng một đứa trẻ ngây thơ như vậy mà bị câm, điếc từ nhỏ; em chịu quá nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Mỗi người sinh ra, lớn lên ai cũng đều mong muốn cơ thể được lành lặn, thế nhưng vì lý do này khác có những trường hợp bất hạnh khi bản thân bị dị tật. Chính vì thế, cần lắm những tâm hồn đang cần mẫn phục vụ trẻ khuyết tật như cô Nhạn, thầy Sinh…

Chỉ có những thầy cô tận tâm với học trò của mình mới từng bước giúp các em lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Song như Giám đốc Lê Thị Nam Nhạn trăn trở: “Trung tâm nhận nuôi dạy trẻ khuyết tật từ 6-17 tuổi. Các em vào đây đều học văn hóa theo chương trình của Bộ GDĐT và các môn năng khiếu như: nhạc, hát, múa, vẽ; trẻ lớn còn được học may quần áo, uốn tóc. Giá như trung tâm có điều kiện thuận lợi, cơ sở vật chất đầy đủ; có nơi sinh hoạt, vui chơi rộng rãi hơn thì việc dạy học cho các em sẽ đạt hiệu quả như mong đợi”.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai Huỳnh Lệ Giang, trung tâm ban đầu được xây dựng theo mô hình làng trẻ SOS với chức năng nuôi dạy trẻ khuyết tật và tiếp nhận thêm các trường hợp trẻ tự kỉ, chậm phát triển nên đến nay đã quá tải.
Vì vậy, Sở đang tiến hành lập đề án để chuyển đổi Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật thành Trường phát triển và giáo dục trẻ khuyết tật nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học. Tuy nhiên, các thủ tục hiện đang vướng về vấn đề pháp lý nên chưa trình UBND tỉnh để thông qua được.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.