Nham Biền, chuyện riêng viết ở miền đất học

Thầy, trò trong ngày vui hội ngộ
Thầy, trò trong ngày vui hội ngộ
(PLO) - Chúng tôi về vùng đất cổ, đất học Yên Dũng vào những ngày Thu tháng 10. Ngôi trường trải qua 50 mùa phượng cháy, với 20 ngàn học sinh đã và đang trưởng thành trên khắp mọi lĩnh vực, mọi miền đất nước đang gấp rút hoàn thiện một số công trình mới để chào đón Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập vào ngày 15/11 tới đây…
Thầy, trò miền đất học
Vốn là một vùng đất cổ có bề dày về lịch sử văn hoá và truyền thống khoa bảng, Yên Dũng tự hào là một vùng đất thiêng với huyền thoại 99 con chim phượng hoàng hót tạo nên dãy Nham Biền kỳ vĩ; có chốn tổ Chùa Vĩnh Nghiêm của Thiền phái Trúc lâm do Vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII, được coi là Trường Đại học Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. 
Yên Dũng tự hào là nơi sinh ra hai cha con tiến sĩ Đào Toàn Mân và Trạng nguyên Đào Sư Tích (xã Song Khê), nơi ẩn chứa và phát tích tinh hoa của nhiều thế hệ; một vùng đất đã biết lấy câu trong sách thánh hiền để dạy con cháu: “Thiên kim di tử, bất như nhất kinh”, nghĩa là để cho con ngàn vàng không bằng một quyển sách. Bởi vậy, từ xưa Yên Dũng đã sinh ra và nuôi dưỡng hàng chục tiến sĩ làm nên niềm tự hào của một vùng quê hiếu học. 
Trường THPT Yên Dũng I được thành lập năm 1965. Cách đây 50 năm, những lớp học đầu tiên của Trường Phổ thông cấp 3 Yên Dũng được thành lập chỉ có 4 lớp với 150 học sinh. Cơ sở vật chất của trường còn nghèo nàn, hoang sơ trên một cánh đồng cỏ may mênh mông. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có trên 20 nghìn học sinh tốt nghiệp ra trường. 
Các cựu học sinh của trường đã có mặt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, ở nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều học sinh thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, nhiều học sinh đã trở thành các nhà khoa học đầu ngành, cán bộ quản lý cao cấp, các chủ doanh nghiệp và cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Học tập vì ngày mai thành danh lập nghiệp
Học tập vì ngày mai thành danh lập nghiệp
Kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, nhà trường ngày càng đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”; đặc biệt chú ý đổi mới phương pháp dạy học, bổ sung cơ sở vật chất, hoàn thiện các phòng học bộ môn, sử dụng thường xuyên, có hiệu quả...
“Giáo dục một người đàn ông thì được một con người, giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình, giáo dục một người thầy thì được một thế hệ” - với tâm niệm như thế, niềm say mê giảng dạy và học tập của bao thế hệ giáo viên, học sinh Trường THPT Yên Dũng I đã đóng góp cho đời rất nhiều những bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, nhà khoa học...
Và cũng có những học sinh chỉ bình dị là những người công nhân, người nông dân nhưng tất cả cũng như thầy cô của mình, họ đã và đang sống, cống hiến trái tim và khối óc cho sự phát triển chung của đất nước. Những con người ưu tú ấy đã góp cho đất nước biết bao những bông hoa đẹp, tiêu biểu như PGS- Tiến sĩ Nguyễn Văn Mã - Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội 2, bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, TS. Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp, TS. Đào Văn Hội - Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam...
Cũng qua 50 năm xây dựng và phát triển, từ mái trường THPT Yên Dũng I  đã có trên 90% số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá. Tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp từ 97% đến 100%; số lượng học sinh đỗ đại học, cao đẳng đứng tốp đầu khối trường huyện trong tỉnh với nhiều học sinh đỗ với điểm số cao... 
Và, để làm bừng sáng những thế hệ học sinh đáng tự hào ấy là những người thầy đã khơi dậy ngọn lửa tâm hồn và nhân cách cho bao thế hệ học sinh như thầy Hoàng Minh, thầy Ngô Văn Ngân, cô Chu Thị Vỹ, cô Phạm Tuyết Lan, thầy La Thế Thượng, cô Vũ Thị  Nam Thái..
Học tri thức không quên học làm người
Không chỉ truyền dạy những tri thức nền tảng, nhà trường còn hướng tới việc học lễ nghĩa, đạo đức. Trường đã biên soạn cuốn “Tiên học lễ, hậu học văn” (sau này đổi tên là cuốn “Nhân cách của người học sinh và trách nhiệm của gia đình”) nhằm giáo dục đức dục và trí dục cho học sinh, tuyên truyền xã hội hóa giáo dục. 
Thế nên, khi bước vào ngôi trường này, bất kỳ ai cũng có thể gặp những câu khẩu hiệu rất lạ: “Nuôi chí lớn, rèn đức luyện tài, vì ngày mai lập danh lập nghiệp” để cho mỗi học sinh hiểu  và xác định rằng: “Cuộc sống cần tri thức như trận đánh cần vũ khí”; học hành hôm nay là cơm áo ngày mai, chỉ có học mới thoát khỏi đói nghèo. 
Ngôi trường nâng cánh ước mơ
Ngôi trường nâng cánh ước mơ 
Trong kí ức của các thế hệ học trò Trường THPT Yên Dũng I, những người thầy luôn quá đỗi thân thương và ấm áp. Họ không bao giờ quên những thầy cô giáo đã từng dìu dắt từ những ngày đầu chập chững bước vào ngưỡng cửa trung học cho đến  khi phượng vỹ thắp lửa khép lại một thời cắp sách. Cô Vĩ, cô Lai, cô Hạnh, cô Quý, thầy Hoàng Minh, thầy Ngân, thầy Đức, thầy Tráng, thầy Thượng… những cái tên quen thuộc ấy đã theo học sinh đi khắp các ngả đường trong cuộc đời. 
Kỷ niệm xúc động về mái trường là hình ảnh của cô giáo chủ nhiệm Chu Thị Vĩ – đồng thời là cô giáo dạy Văn đã giúp nhiều học trò thấy rằng phép nhiệm màu không ở đâu xa mà ở ngay trong cái tâm của người thầy. Suốt năm này qua năm khác, cô giáo Chu Thị Vĩ đã không quản khó khăn tận tình dạy dỗ, uốn nắn để học trò của mình tự tin bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. 
Cô đã giúp học trò thêm hiểu, thêm yêu tiếng nói của dân tộc, của tiếng mẹ đẻ thân thương qua những giờ giảng văn đầy lí thú. Từng lời nói của cô như thấm vào đường gân thớ thịt, chảy vào trong huyết mạch để học trò được tắm mình trong mênh mang xúc cảm thẩm mĩ…
Ấn tượng không thể mờ phai trong nhiều thế hệ học trò Trường THTP Yên Dũng I còn là hình ảnh của cô Lai với những giờ Lịch sử sôi nổi, là hình ảnh của thầy Hoàng Minh với những giờ Giáo dục công dân đầy khúc triết, là hình ảnh của thầy Thượng với những bài học kĩ thuật bổ ích… Giờ đây trong số những thầy cô ấy, có người đã tiêu diêu nơi miền cực lạc, có  người đã về hưu nhưng dù ở nơi đâu và ở cương vị nào, các thầy cô giáo vẫn luôn dõi theo sự lớn mạnh của nhà trường, dõi theo sự trưởng thành của lớp lớp thế hệ học sinh. 
Và để thầy trò các thế hệ của nhà trường có ngày vui trọn vẹn, thầy Hoàng Công Học - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, theo kế hoạch, nhà trường tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường vào ngày 14, 15 tháng 11 năm 2015. Đây là sự kiện trọng đại thể hiện sự hội tụ và lan tỏa của quá khứ và hiện tại để các thế hệ thầy và trò nhà trường thắp sáng ngọn lửa niềm tin, tự hào và trách nhiệm. 
Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò được gặp lại những người thầy, người bạn đã có những năm tháng phấn đấu hết mình để mái trường THPT Yên Dũng I có được như ngày hôm nay.
Trải qua 50 năm trưởng thành và phát triển, các thế hệ thầy trò Trường THPT Yên Dũng I đã được UBND tỉnh Bắc Giang phong tặng Lá cờ đầu về phong trào xây dựng biết dựa vào dân để ngói hóa trường học; năm 1999 - 2000 nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, thầy giáo Hoàng Minh - nguyên Hiệu trưởng nhà trường được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. 
Thầy Hiệu trưởng Hoàng Công Học
Thầy Hiệu trưởng Hoàng Công Học
Năm 2007 Trường được UBND tỉnh Bắc Giang công nhận là Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Năm 2013 Trường được UBND tỉnh Bắc Giang công nhận là Trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. Ba năm liền (2013-2015) nhà trường liên tục đạt Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen, Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ thi đua. 
Năm 2014 Chi bộ nhà trường được Đảng bộ huyện Yên Dũng tặng Giấy khen “Đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh”. Năm 2015, Trường được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang tặng Giấy khen “Có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011 – 2015”, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua…

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.