Nguy cơ sinh viên bỏ Đại học do học phí tăng

Sinh viên không phải “mỏ vàng” để các trường tăng học phí. Ảnh minh họa
Sinh viên không phải “mỏ vàng” để các trường tăng học phí. Ảnh minh họa
(PLO) - Theo lộ trình đã đề ra, từ năm 2018 - 2019, các trường đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ thực hiện tăng học phí từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng/tháng/sinh viên so với năm học trước, tùy từng khối ngành. Theo một khảo sát, khoảng 28% sinh viên có nguy cơ phải bỏ học khi học phí tăng?.

Học phí tăng vọt

Theo đó, với khối ngành đào tạo khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản: Mức học phí năm học mới tối đa là 1,850 triệu đồng/tháng/sinh viên. Với khối ngành đào tạo khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao; nghệ thuật; khách sạn, du lịch: Mức học phí đại học 2018 tối đa 2,2 triệu đồng/tháng/sinh viên. Với khối ngành đào tạo y, dược: Mức học phí đại học năm 2018 tối đa 4,6 triệu đồng/tháng/sinh viên.

Riêng với những trường đại học chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, mức trần học phí năm học mới đối với các khối ngành nêu trên lần lượt là 810.000 đồng/tháng/sinh viên; 960 ngàn đồng/tháng/sinh viên và 1.180.000 đồng/tháng/sinh viên.

Theo quy định của Nghị định 86/2015/NĐ-CP, những trường đại học thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động vẫn thực hiện lộ trình tăng học phí, tuy nhiên, các trường này được quy định cụ thể hơn về mức học phí bình quân tối đa cho từng năm học. Mức học phí bình quân của các trường này trong năm học 2018 - 2019 cũng tăng vọt so với năm học 2017 - 2018.

Cụ thể, với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mức học phí bình quân năm học 2018 - 2019 là 18 triệu đồng/sinh viên/năm, tăng 2 triệu đồng/sinh viên/năm so với năm học trước. Trường Đại học Luật TP HCM sẽ tăng mức học phí năm nay lên 17 triệu đồng/sinh viên/năm thay cho mức 16 triệu đồng/sinh viên/năm trước đó. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ:

Mức trần học phí năm nay tăng lên 19,2 triệu đồng/sinh viên/năm, năm trước chỉ là 18 triệu đồng/sinh viên/năm. Tiếp đó, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng sẽ được tăng mức học phí bình quân tối đa thêm 02 triệu đồng/sinh viên/năm, từ 14 triệu đồng/sinh viên trong năm học 2017 - 2018 lên 16 triệu đồng/sinh viên trong năm 2018 - 2019…

Và thực tế, trên đây mới chỉ là mức trần học phí của chương trình đào tạo đại trà, với những chương trình tiên tiến, chất lượng cao hoặc kết hợp chương trình đào tạo nước ngoài, mức học phí còn có thể cao hơn khá nhiều. Với các trường đại học công lập vốn có mức học phí cao như: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc dân lại tăng thêm khoảng 10% học phí... Thực tế, không ít sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không kham nổi mức học phí cao đã phải bỏ học.

28% sinh viên bỏ học?

Theo kết quả điều tra của PGS.TS Đặng Thị Lệ Xuân, Đại học Kinh tế Quốc dân, về tác động chính sách học phí với sinh viên, khoảng 28% sinh viên có nguy cơ phải bỏ học khi học phí tăng. Cuộc khảo sát này được thực hiện từ năm 2017 với hơn 1.000 hộ dân ở 11 tỉnh, thành. Hiện có 51% sinh viên đang phải đi làm thêm vì học phí cao, trong đó nhóm nghèo nhất phải đi làm thêm nhiều nhất là 79% (không tính số người làm thêm vì muốn có thêm kinh nghiệm). Phần lớn sinh viên cho rằng, đi làm thêm quá nhiều ảnh hưởng tới việc khả năng hoàn thành khóa học.

Theo đó, cuộc điều tra còn lấy ý kiến, phản ứng của phụ huynh có con đang học hoặc chuẩn bị thi đại học về mức học phí hiện hành. Khi được hỏi về mức học phí mới (13-17 triệu đồng/năm), có tới 85% nhóm nghèo nhất cho rằng đây là mức cao và rất cao. Nếu tính tổng tất cả các nhóm, có tới 37% số hộ gia đình sẽ không thể đảm bảo kinh phí cho con đi học đại học. Với khó khăn này, nhiều gia đình buộc phải chọn trường có mức học phí thấp hơn hoặc vay tiền cho con học, cho con đi làm thêm…

Về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cũng cho rằng: “Mới đây tại một số hội nghị, không ít hiệu trưởng trường đại học cho rằng, mức học phí cần được tính toán phù hợp với thu nhập của từng vùng miền, chứ không thể cào bằng hoặc các trường muốn tăng bao nhiêu thì tăng. Ngay trong Luật Giáo dục Đại học mới đây cũng chưa nêu rõ bài toán chia sẻ chi phí, trong đó quy định 2 nguồn chính là: Ngân sách nhà nước và học phí của sinh viên chứ không nêu trách nhiệm đóng góp của trường, trách nhiệm của doanh nghiệp. Điều bất hợp lý đã khiến người học phải chịu gánh nặng lớn...”.

Hiện nay, tự chủ tài chính là một trong những vấn đề được các trường quan tâm nhiều nhất. Nhưng với 70% nguồn thu vẫn từ học phí, lệ phí như đã đề cập ở trên thì việc tự chủ tài chính của các trường liệu có tiềm ẩn rủi ro? 

TS Lê Viết Khuyến cho biết, trong góp ý của Hội Khuyến học cũng đã yêu cầu trong Luật Giáo dục Đại học, Nhà nước cần xây dựng kinh phí đầu tư cho một sinh viên là bao nhiêu và Nhà nước, người học và cộng đồng cùng chia sẻ. Thế nhưng, trong Luật hiện nay mới chỉ theo kiểu khuyến khích các doanh nghiệp chứ không quy định trách nhiệm. Luật Giáo dục Đại học cần nêu rõ học phí chỉ là một phần chứ không phải tính bù hoàn toàn chi phí. Nếu không khi ngân sách nhà nước giảm, đương nhiên sinh viên sẽ phải gánh. Ở nước khác họ nêu rõ bài toán chia sẻ học phí trong đó nêu đưa rõ trách nhiệm đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp với sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Với nhà trường, cần tạo cơ chế thoáng để họ phát triển nghiên cứu khoa học, sản xuất sản phẩm để có nguồn thu. Lợi nhuận sẽ đưa về cho ngân sách đào tạo của trường chứ không phải “đút túi” thành viên tham gia công việc đó. 

GS Phạm Phụ (ĐHQG TP Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, cơ bản vẫn là cơ cấu “chia sẻ chi phí”. Cụ thể, chi phí đơn vị sẽ được chia sẻ, tính theo % giữa ngân sách nhà nước; học phí từ người học và đóng góp của cộng đồng. Hiện tỷ lệ học phí trong cơ cấu chia sẻ chi phí ở Việt Nam đã tương đối cao so với một số nước trên thế giới.

 Ở Việt Nam, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mức vốn cho vay năm 2018 là 1,5 triệu đồng/tháng/sinh viên và lãi suất là 0,55%/tháng. Tuy nhiên, nhìn sang kinh nghiệm thế giới, chính sách cho sinh viên vay hiện nay rất đa dạng. Ví dụ, có nước cho sinh viên vay với mức lãi suất thực bằng 0 để trả học phí... Bên cạnh đó, nhiều nước có truyền thống đóng góp của cộng đồng cho chi phí ở bậc đại học, còn Việt Nam gần như không có.

GS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học  Việt Nam cho biết: Chúng tôi đang đề xuất Bộ GD-ĐT kêu gọi trường đại học tổ chức Ban khuyến học của từng trường, từ đó sẽ tạo nguồn kinh phí hỗ trợ một phần học phí cho những sinh viên giỏi nhưng khó khăn. Có một số ít trường đã bắt đầu mở xưởng sản xuất để giảng viên, học sinh cùng tham gia và lợi nhuận sẽ trích một phần gây quỹ khuyến học. Đặc biệt, việc học đi đôi với hành sẽ nâng cao chất lượng “đầu ra”…

Không thể tùy tiện tăng học phí 

“Tăng học phí là vấn đề rất nhạy cảm với xã hội và trực tiếp là người học, phải tính đến khả năng chi trả của sinh viên” là ý kiến được bà Đặng Thị Thanh Huyền, Học viện Quản lí Giáo dục đưa ra tại một hội thảo giáo dục đại học. Bà Thanh Huyền cho rằng, hiện nay xu hướng tự chủ đại học là tất yếu của nước ta, đi đôi với đó các trường được tự quyết trong vấn đề học phí. Nhìn chung các trường đại học theo mô hình tự chủ sẽ có học phí thấp nhất khoảng 15 triệu đồng/năm học trở lên.

Học phí tăng đồng nghĩa với chất lượng đào tạo; tỷ lệ việc làm; đánh giá sinh viên đều tăng, cho thấy đây là hướng đi đúng đắn. Nhưng bên cạnh đó, không ít các trường có mức học phí quá cao, khiến cho nhiều sinh viên  ngần ngại theo học vì không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về mặt tài chính.

Bộ phận người dân thu nhập thấp là mấu chốt cho vấn đề học phí của các trường tự chủ, nếu các trường không giải quyết triệt để vấn đề này thì sẽ vô tình gây ra hiện tượng phân hóa trường giàu, trường nghèo. Nâng mức các khoản vay không lãi; học bổng; giải thưởng; hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên khó khăn; cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp là những việc thiết thực nhất các trường tự chủ cần làm ngay.

Theo TS Lê Viết Khuyến, học phí cần xây dựng căn cứ mức sống thu nhập người dân chứ không phải trường tự tính, tự đội học phí lên cao khiến cho sinh viên không chịu nổi đành bỏ học. Trên thế giới một nền giáo dục tốt cần đảm bảo 3 tiêu chí: Công bằng - Hiệu quả - Chất lượng. Nếu chính sách học phí của ta không đảm bảo tính công bằng, người nghèo không có cơ hội tiếp cận với giáo dục thì không thể là nền giáo dục tốt.

Còn PGS.TS Đặng Thị Lệ Xuân thì điều quan trọng nhất là trường cần công khai chi phí cụ thể của một suất đào tạo để xác định mức học phí... Đồng quan điểm, PGS.TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Bàng (TP HCM) đưa ra số liệu, theo nghiên cứu gần đây cho biết, chi phí dành cho học phí của Việt Nam vẫn là thấp so với các nước ở châu Á. Chi phí bình quân cho sinh viên vào khoảng 9,24 triệu đồng/năm học (năm 2009) thì năm 2017 lên đến 16.2 triệu đồng/năm học Trong khi đó đối với các nước đang phát triển, mỗi sinh viên  sẽ tốn khoảng 70 - 100 triệu đồng/năm học, trường càng lớn thì chi phí cho đào tạo càng cao. Chúng ta có nên tăng chi phí đóng góp lên cao hơn để đảm bảo mức chất lượng dạy và học? 

PGS Cần nhấn mạnh, tăng chi phí đào tạo hay học phí của sinh viên cũng đều phải đặt trong tương quan khả năng kinh tế của người dân để điều chỉnh. Mức tăng ấy đồng nghĩa với chất lượng giáo dục dành cho sinh viên phải được đảm bảo. Vai trò của Nhà nước đối với các trường học công. Việt Nam có rất nhiều trường đại học công, chúng ta nên tập trung tái cấu trúc lại hệ thống trường công để đầu tư cụ thể và trọng điểm hơn. 

Do đó,  GS Phạm Tất Dong bày tỏ, nếu chất lượng đào tạo kém, trường không có tiếng tăm gì mà tăng học phí tăng ồ ạt thì sẽ có nhiều sinh viên bỏ học. Sinh viên không phải là cái “mỏ vàng” để các trường mang danh tự chủ đào bằng mọi cách. Chính vì thế cần tính đúng bài toán chia sẻ cơ cấu chi phí và trách nhiệm của các bên…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.