Mùa thi đầu tiên trường đại học vắng lặng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Kì thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH vừa kết thúc hôm qua (24/6), nhưng khác với mọi năm không còn cảnh TS và người nhà từ khắp các tỉnh, thành về trường tham dự kì thi ĐH nữa. 

Ngược lại, hàng vạn giảng viên đại học đã di chuyển về khắp các tỉnh, thành trên cả nước để chuẩn bị công tác coi thi THPT quốc gia tại 2.364 điểm thi với 36.832 phòng thi. Năm nay, các Sở GD-ĐT chủ trì tổ chức thi, các trường ĐH, CĐ cử giảng viên về cùng coi thi theo nguyên tắc “1 giảng viên ĐH kèm 1 giáo viên phổ thông”.

Trước đó, ngày 20/6, các trường đại học tại TPHCM đã huy động hàng ngàn giảng viên về tỉnh để coi thi. Cụ thể, trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM cử gần 300 giảng viên di chuyển hơn 300km lên Đắk Nông trông thi, Trường ĐH Tôn Đức Thắng có hơn 450 cán bộ coi thi ở Tiền Giang; Trường ĐH Nông Lâm TPHCM có gần 300 cán bộ đi về Long An, ĐH Kinh tế Luật TPHCM đi coi thi Cà Mau, ĐH Tài chính Marketing đi coi thi Ninh Thuận, ĐH Kinh tế TPHCM về Bình Phước…

Tại Hà Nội, PGS.TS Lê Văn Luyện, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết, 184 cán bộ, giảng viên của Học viện đã lên đến Điện Biên an toàn từ ngày 19/6. Theo  PGS Lê Văn Luyện, do di chuyển với khoảng cách khá xa (trên 500km), gần 70 thầy cô đã tự bỏ thêm tiền túi để mua vé máy bay lên Điện Biên làm nhiệm vụ thi. 

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo ĐH, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trường có gần 800 cán bộ, giảng viên làm công tác coi thi tại 22 điểm thi của Hà Nội. Trong đó có 12 điểm thi nội thành và 10 điểm thi ngoại thành. Điểm ngoại thành xa nhất là tại huyện Phú Xuyên. Đây cũng là điểm thi duy nhất cán bộ giảng viên thuê khách sạn để ở lại làm nhiệm vụ trong suốt thời gian diễn ra thi. Các điểm thi còn lại tại nội thành và huyện Đông Anh, trường sẽ thuê xe đưa đón cán bộ, giảng viên đi về trong ngày… 

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.