Gian nan 'gieo chữ' cho người Việt Nam ở nước ngoài

Gian nan 'gieo chữ' cho người Việt Nam ở nước ngoài
(PLO) - Xác định “còn tiếng Việt thì còn người Việt”, thời gian qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) luôn quan tâm, giữ gìn tiếng Việt. Chính phủ cũng đã tập trung nguồn lực đầu tư cho việc dạy tiếng Việt cho NVNONN. Song, kết quả cho đến nay vẫn chưa được như mong đợi.

Bi kịch gia đình từ bất đồng ngôn ngữ

Tại buổi Tọa đàm “Trao đổi thực trạng dạy và học Tiếng Việt cho NVNONN và các giải pháp” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban Nhà nước về NVNONN phối hợp tổ chức mới đây, ông Nguyễn Công Hinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kể về một câu chuyện ông cho là “bi kịch” của một gia đình người Việt Nam ở Đức mà ông nghe được khi công tác ở nước này.

Hai vợ chồng có 2 người con, trong đó người con cả đã lớn lên ở Việt Nam rồi mới theo bố mẹ sang Đức sống nên nói được cả tiếng Việt và tiếng Đức. Còn cậu con thứ 2 được sinh ra ở Đức, theo học trường ở Đức và nói tiếng Đức thành thạo. 

Bi kịch nảy sinh ở chỗ người mẹ và cậu con út lâm vào cảnh bất đồng ngôn ngữ dù sống cùng nhà nên không nói chuyện được với nhau, không thể hiểu và chia sẻ với nhau. Những khúc mắc nhỏ nhặt hàng ngày trong cuộc sống không được chia sẻ và giải quyết ngay ngày càng trở nên nghiêm trọng, đôi khi khiến cả mẹ và con cùng bật khóc vì không hiểu người kia nói gì, khiến mối quan hệ mẹ - con ngày càng xa cách. “Chứng kiến những cảnh như thế, tôi nhận thấy việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở các thế hệ sau ở nước ngoài là rất quan trọng”, ông Hinh nói.

Ông Hinh nhấn mạnh, việc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài để tạo điều kiện giữ bản sắc của người Việt Nam, cũng là để giải quyết những bất đồng, bất cập trong cuộc sống của người Việt Nam ở nước ngoài là một công việc được Đảng, Nhà nước ta coi trọng. Đến nay, Chính phủ đã phê duyệt 3 đề án để tập trung nguồn lực đầu tư cho việc dạy tiếng Việt cho NVNONN. Nhờ đó, đến nay chúng ta đã có được một số bộ sách Tiếng Việt và chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình… Tuy nhiên, hiệu quả của việc dạy và học tiếng Việt cho NVNONN đến nay vẫn còn nhiều bất cập.

Còn đó nhiều khó khăn

Theo ông Lương Thanh Nghị - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN, việc dạy và học tiếng Việt từ lâu đã là một nhu cầu thiết yếu của các cộng đồng NVNONN. Nhưng, do điều kiện khách quan và chủ quan nên việc dạy và học tiếng Việt ở các nơi diễn ra với các mức độ và hiệu quả khác nhau, tùy thuộc vào từng địa bàn. Nhìn chung, việc dạy và học thuận lợi hơn ở các quốc gia nơi tiếng Việt được công nhận và coi trọng. 

Ngược lại, môi trường dạy và học tiếng Việt ở nhiều nơi lại chưa thuận lợi. Ví dụ, trong gia đình, cha mẹ do bận mưu sinh hoặc nhận thức về việc giữ tiếng Việt còn hạn chế nên chưa quan tâm đúng mức đến việc duy trì sử dụng tiếng Việt. Còn ở ngoài xã hội, tiếng Việt không phải là một ngoại ngữ phổ biến nên học sinh cũng không có động lực học. Bên cạnh đó, thiếu thốn về cơ sở vật chất, giáo viên, giáo trình… cũng là những trở ngại quan trọng. Đặc biệt, ở một số nước, việc học tiếng Việt còn vấp phải sự khống chế của các lực lượng chống đối, định kiến với chế độ ta trong cộng đồng...

Trong bối cảnh như vậy, theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Hồng Nam xác định “còn tiếng Việt còn người Việt”, thời gian qua, Ủy ban Nhà nước về NVNONN hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên NVNONN nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng sư phạm, cập nhật kiến thức cho các giáo viên chuyên và không chuyên đang giảng dạy tiếng Việt tại các cơ sở tiếng Việt của cộng đồng, từ đó làm lan tỏa tinh thần dạy và học tiếng Việt. Số lượng học viên tham dự tập huấn đã tăng qua từng năm, cho thấy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng ngày càng phát triển và phản ánh nhu cầu được đào tạo nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy của các giáo viên kiều bào ngày càng tăng. 

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay ở Mỹ có khoảng 200 trung tâm/cơ sở dạy tiếng Việt, ở Thái Lan có 39 lớp, Campuchia có 33 điểm trường/lớp dạy, còn ở Lào có 13 trường/trung tâm dạy tiếng Việt. Tại các nước Pháp, Đức, Séc, Nga cũng có hàng chục trung tâm dạy tiếng Việt. Tuy nhiên, các cơ sở dạy tiếng Việt thường quy mô nhỏ, mang tính tự phát, không có tài trợ thường xuyên, cơ sở vật chất thiếu thốn, số lượng học không nhiều. 

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.