Điều cần biết về thi THPT Quốc gia 2019

Nhiều điểm mới siết chặt kỷ luật thi THPT QG 2019. Ảnh minh họa
Nhiều điểm mới siết chặt kỷ luật thi THPT QG 2019. Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo PGS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019 vẫn nhằm mục đích dùng kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT,  tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Nội dung thi THPT quốc gia 2019 nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Thí sinh tự do không được ngồi riêng

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Theo quy chế cũ thì từ năm 2019, nội dung thi THPT quốc gia sẽ bao hàm tất cả chương trình THPT, còn quy chế mới quy định trong năm nay, nội dung đề thi vẫn sẽ nằm trong chương trình THPT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12.

Trước đây, TS tự do được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số điểm thi do Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định, thí sinh giáo dục thường xuyên cũng được bố trí phòng thi riêng khi dự thi bài thi khoa học xã hội.

Tuy nhiên, quy định này đã thay đổi. Điểm mới của Quy chế thi THPT quốc gia 2019 là thí sinh tự do, thí sinh giáo dục thường xuyên được bố trí dự thi tại một số điểm thi cùng với thí sinh giáo dục THPT và do Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định. Đây là điều chỉnh nhằm tránh kẽ hở gian lận với thí sinh tự do, khi mà năm 2018 đã xảy ra sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt diễn ra ở một số hội đồng thi dành riêng cho thí sinh tự do.

Năm nay, tại các điểm thi, việc lập danh sách để sắp xếp phòng thi được thực hiện theo quy định, không phân biệt thí sinh tự do hay thí sinh giáo dục thường xuyên.

Đối với chấm bài thi trắc nghiệm, Bộ GD-ĐT giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Trường đại học, cao đẳng cử người đúng thành phần để thành lập ban chấm thi trắc nghiệm. Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia ban chấm thi trắc nghiệm tại địa phương nơi người thân dự thi.

Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo trường đại học đảm nhiệm. Trưởng ban chấm thi trắc nghiệm điều hành công tác chấm thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm trước trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.

Bộ GD-ĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của ban chấm thi trắc nghiệm theo quy định. Tỷ lệ điểm bài thi và điểm trung bình cả năm học lớp 12 được điều chỉnh để đảm bảo đúng tính chất của kỳ thi THPT quốc gia theo tỷ lệ 70% điểm bài thi, 30% điểm học bạ.

Cộng 2 điểm nếu có giấy chứng nhận nghề loại giỏi

Học sinh Giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm, học viên GDTX tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT có Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp do Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp trong thời gian học THPT được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề, Bằng tốt nghiệp trung cấp như sau:

Loại giỏi đối với Giấy chứng nhận nghề, loại xuất sắc và giỏi đối với Bằng trung cấp: cộng 2 điểm. Loại khá đối với Giấy chứng nhận nghề, loại khá và trung bình khá đối với Bằng trung cấp: cộng 1,5 điểm; Loại trung bình: cộng 1 điểm.

Năm nay, thí sinh đăng ký thi THPT quốc gia từ ngày 1 đến 20/4. Trên phiếu đăng ký có những điểm cần lưu ý, phần hướng dẫn ghi phiếu và phần hướng dẫn về các diện ưu tiên và điểm khuyến khích, TS cần đọc kỹ những thông tin này. Khi hết hạn nộp phiếu đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, TS phải thông báo kịp thời cho hiệu trưởng trường phổ thông hoặc thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Trưởng điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

Do công tác chấm thi kỹ lưỡng hơn nên năm nay, việc công bố kết quả thi dự kiến muộn hơn năm ngoái vài ngày. Dù vậy, việc này không ảnh hưởng đến thí sinh, cũng như lịch trình tuyển sinh của các trường. Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia diễn ra từ ngày 24-27/6. Sau khi kỳ thi kết thúc, các hội đồng thi cập nhật vào phần mềm quản lý thi và gửi về bộ số liệu và tình hình coi thi, chậm nhất vào trưa 28/6.

Ngay sau khi cơ quan này cập nhật kết quả thi vào phần mềm, các hội đồng thi sử dụng đĩa lưu trữ tại đơn vị đối chiếu với kết quả trên phần mềm, nếu có bất thường phải báo cáo ngay về ban chỉ đạo thi quốc gia để xử lý. Việc đối chiếu kết quả thi hoàn thành chậm nhất vào ngày 13/7 và 2 ngày sau đó, hội đồng thi công bố, thông báo kết quả cho thí sinh. 

Camera ghi hình quy trình sử dụng và bảo quản đề/bài thi

Về bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại điểm thi, Bộ GĐ-ĐT yêu cầu đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Tủ đựng đề thi, tủ đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, phải được khoá và niêm phong (nhãn niêm phong phải có đủ chữ ký của Trưởng điểm và Phó Trưởng điểm là người của trường ĐH, CĐ phối hợp).

Chìa khóa do Trưởng điểm thi giữ. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong; đồng thời lập biên bản ghi rõ thời gian mở, lý do mở, tình trạng niêm phong, biên bản phải có đủ họ và tên, chữ ký của Trưởng điểm thi và những người chứng kiến.

Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.

Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 1 cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?