Điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội: Trường tốp đầu giảm mạnh

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Ngày 14, 15/6, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố điểm thi và phổ điểm tuyển sinh lớp 10 năm học 2019 – 2020. Điều bất ngờ là các trường tốp đầu giảm mạnh. Bởi thế, nhiều thí sinh thừa từ 5-10 điểm, nuối tiếc vì đã không đăng kí các trường này…

Tiếc vì lựa chọn… an toàn

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2019 - 2020 tại Hà Nội có điểm xét tuyển hoàn toàn tính bằng điểm thi 4 môn thi. Năm nay thí sinh không được cộng điểm thi nghề, cộng điểm học bạ trong quá trình tính điểm chuẩn như các năm trước. Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở nhận định: “Nhìn vào phổ điểm của toàn thành phố năm nay, chúng tôi cảm thấy khá hài lòng. Ở cả 4 môn thi: Toán, ngữ văn, ngoại ngữ và lịch sử, tổng số điểm trên trung bình cao hơn, số điểm tốt tăng, số điểm 10 nhiều hơn so với năm trước. 

Điều bất ngờ nhất là một số trường top đầu như Thăng Long, Liên Hà năm nay giảm  mạnh, điểm chuẩn của trường THPT Thăng Long là 40 điểm, trường THPT Liên Hà 35 điểm... Không ít phụ huynh và học sinh nuối tiếc vì con đã không đăng ký thi trường top đầu, khi điểm thi cao hơn điểm chuẩn vào trường rất nhiều. Bởi các năm trước, những trường top đầu thường có điểm chuẩn không dưới 50 thì năm nay ngay trường cao nhất là Chu Văn An (hệ không chuyên) cũng chỉ 48,75; Phan Đình Phùng 46,35... 

Trước đó, càng sát giờ công bố điểm, trên các diễn đàn, nhiều phụ huynh cũng chia sẻ những lo lắng, căng thẳng tới mất ăn mất ngủ. Thậm chí cả đêm còn thấp thỏm lo báo điểm. Và rồi, khá nhiều phụ huynh “vỡ òa” khi con thậm chí đạt trên 50 điểm. Tuy nhiên, khi đăng kí nguyện vọng, để chắc suất vào trường công, các phụ huynh và học sinh thường “né” trường tốp đầu bởi lo trượt…

Vì sao điểm thi tiếng Anh thấp, Sử cao?

Trong bốn môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và Lịch sử, môn Tiếng Anh có nhiều thí sinh bị điểm dưới trung bình nhất với 37.600 em, chiếm hơn 44% tổng số thí sinh. Các  giáo viên tổ tiếng Anh - Hệ thống giáo dục Học Mãi đánh giá, đây là năm đầu tiên Hà Nội thi tiếng Anh vào lớp 10 nên đề thi không hề đánh đố thí sinh; ngược lại còn khá dễ thở vì có đến 80% kiểm tra các kiến thức cơ bản; không xuất hiện nhiều các câu hỏi về từ vựng; minh chứng là xuất hiện 1.3535 điểm 10, hơn nửa số thí sinh đạt điểm trên trung bình. Cũng do năm đầu tiên dự thi nên học sinh và các nhà trường chưa có nhiều thời gian và sự quan tâm đúng mức cho môn học này như môn toán và ngữ văn.

Tuy nhiên, với mức độ đề cơ bản như này, việc 44,22% số thí sinh có điểm tiếng Anh dưới trung bình khiến nhiều giáo viên lo ngại về trình độ tiếng Anh của phần lớn thí sinh còn quá yếu, chưa đạt tới mức cơ bản. Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, phổ điểm thi vào lớp 10 môn Lịch sử của Hà Nội năm 2019 phản ánh một đề thi không lí tưởng, đỉnh phổ lệch hẳn về bên phải, trong 84.908 thí sinh dự thi có tới gần 1/4 đạt điểm từ 8 -9 điểm, 951 điểm 10, gần 90% số bài thi trên trung bình và không có điểm 0. 

Thời gian gần đây, việc môn Lịch sử được đưa vào các kì thi quan trọng đã làm thay đổi đáng kể cách dạy và học của môn học này trong nhà trường. Điểm số nêu trên phần nào phản ánh kết quả của quá trình đó. 

Sau khi có kết quả thi, phụ huynh và học sinh có 10 ngày để phúc khảo (nếu cần). Từ ngày 18 - 20/6, thí sinh nhận phiếu báo kết quả điểm tại nơi thí sinh đăng ký dự thi. Từ ngày 20-22/6, thí sinh xác nhận nhập học vào trường THPT theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Theo ông Phạm Quốc Toản, Trưởng phòng quản lý thi và Kiểm định giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở sẽ tuyển sinh bổ sung và nộp hồ sơ nhập học từ ngày 1/7 đến ngày 15/7. 

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?