Đề thi mở không có nghĩa là... lố

Đề thi mở không có nghĩa là... lố
(PLO) -Yêu cầu học sinh nhập vai Chi Pu để viết tự sự; viết cảm nhận về đề xuất cải tiến tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền..., đang gây xôn sao dư luận suốt tuần qua. Bởi thị phi của giới giải trí và những ồn ào về chữ cải cách, đặc biệt, đa phần là bày tỏ sự khiếm nhã với một vị giáo sư đã lớn tuổi, là điều không nên kéo học sinh vào cuộc…
 

Chi Pu là ai? Không phải ai cũng biết nếu không bận tâm tới showbiz (giới giải trí), vậy nhưng đề thi giữa học kỳ I môn Ngữ văn khối 10 Trường THPT Hạ Hòa (tỉnh Phú Thọ) lại bắt học sinh viết tự sự về Chi Pu. Đề có 2 phần, riêng phần này chiếm đến 7,0 điểm.

Ở đây, chưa nói tới chuyện “Chi Pu là ai”, tầm ảnh hưởng của nghệ sỹ với cộng đồng ra sao? Nếu như lùm xùm giữa cô ấy với các nghệ sỹ là điều đẹp đẽ đã đi một nhẽ. Ở đây là những hiềm khích, công kích, tất cả đều không chịu nổi khi nghe cô ấy thỏa ước mơ làm ca sỹ với giọng hát được ví như “em gái của Lệ Rơi” (một tên tuổi tự xưng, hát tệ nhưng tự tin tới nổi tiếng… như cồn vài năm trước đây). Và sự “nổi tiếng” thảm họa ấy luôn không phải là tiêu chí, là cái đẹp để hướng tới trong một đề thi văn học chiếm phần lớn điểm thi của bài thi. Và càng không nên kéo các em vào cuộc, cụ thể là vào vai Chi Pu để tự sự trước những thị phi, hoặc lợi dụng thị phi để nổi tiếng hoàn toàn chủ ý, chứ không phải sự bất đắc dĩ nổi tiếng bởi tai tiếng…

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên làng giải trí được đưa vào đề văn. Trước đó, khoảng tháng 2/2017, đề thi môn Ngữ văn lớp 11 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc yêu cầu học sinh chỉ ra thông điệp đoạn trích trong bài hát “Lạc trôi” của nam ca sĩ Sơn Tùng M-TP. Đề thi trích dẫn một phần lời bài hát với câu hỏi liên quan phương thức biểu đạt của văn bản, tìm từ Hán Việt trong đoạn trích. Đề bài còn yêu cầu học sinh hiểu thế nào về hai câu “Bâng khuâng mình ta lạc trôi giữa đời/Ta lạc trôi giữa trời”… Dường như lần này, đề thi đã lạc hướng hoàn toàn. Dù cho rất có thể hiểu, giáo viên ra đề muốn các em hướng tới sự vững vàng trước những đam mê và khát  vọng, mặc cho mọi sự chê cười. Nhưng chí ít, nghệ sỹ đó phải có tài năng và sự khác biệt chứ không phải nổi tiếng trên sự tai tiếng thị phi…

Sau khi Chi Pu “lạc trôi” vào đề thi Ngữ văn gây bức xúc, đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Trường THPT Chợ Gạo (Tiền Giang), có câu: “Luật Giáo dục” viết là “Luật Záo Zụk”, “Ngôn ngữ” viết là “Qôn Qữ”, “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”... là cách cải tiến chữ viết tiếng Việt mà tác giả Bùi Hiền đề xuất gần đây, gây xôn xao trong dư luận. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị trong một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về đề xuất này”. Còn đề thi lớp 12 Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội) yêu cầu: “Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao về “Đề xuất cải tiếng bảng chữ cái “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” của PGS.TS Bùi Hiền, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về đề xuất ấy”.

PGS-TS Bùi Hiền đã 83 tuổi, từng là Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ, dành nửa cuộc đời nghiên cứu tiếng Việt. Đề xuất của ông mới chỉ là bài tham luận in trong kỷ yếu hội thảo khoa học, dù có thể gây ý kiến bất đồng nhưng không vì thế mà đem ra để cho các em học sinh bàn luận vấn đề mà ngay cả thầy cô cũng không hiểu. Đồng ý là bàn về sự trong sáng của tiếng Việt nhưng thi nghị luận xã hội về nguyên tắc, chỉ yêu cầu học sinh bàn luận, phát biểu quan điểm về những vấn đề mà các em đã hiểu rõ; những vấn đề mới cần được thuyết minh đầy đủ. Ở đây, ngay tác giả Bùi Hiền cũng lên tiếng, rằng ông không thấy vui khi nghiên cứu còn dang dở của ông lại đưa vào đề thi như vậy… Và nếu các em chưa thật sự hiểu tường tận vấn đề, rất có thể các em sẽ đồng loạt miệt thị một công trình nghiên cứu cá nhân của một vị giáo sư cao tuổi, một đời tận tụy với nghề…

Không thể phủ nhận, những năm gần đây dạng đề thi “mở” đã giúp học sinh không thờ ơ với đời sống, thời cuộc. Thế nhưng, “mở” như thế nào thì đích cuối cùng vẫn là hướng tới chân - thiện - mỹ, là những vẻ đẹp, những quan điểm đúng đắn, chứ không thể cứ vấn đề nào “ồn ào, dậy sóng” cộng đồng mạng, bất kể tốt xấu đều có thể đưa vào môi trường học đường, gây phản cảm tới vậy… 

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.