Đại học Luật Hà Nội khai giảng khóa 41 hệ đại học chính quy

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Lễ khai giảng Đại học Luật Hà Nội.
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Lễ khai giảng Đại học Luật Hà Nội.
(PLO) - Đại học (ĐH) Luật Hà Nội ngày 23/9 long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới cho gần 2.000 tân sinh viên khóa 41 hệ ĐH chính quy và hơn 300 sinh viên khóa 15 hệ văn bằng ĐH thứ 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Thứ trưởng Lê Tiến Châu cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị và đông đảo sinh viên các khóa của nhà trường cùng tham dự buổi lễ.

Trước đó, tại phòng truyền thống của ĐH Luật Hà Nội, Bộ trưởng cùng Ban Giám hiệu nhà trường đã dâng lên Bác những bông hoa tươi thắm với lòng thành kính và biết ơn vô hạn. Tại buổi lễ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội Trương Quang Vinh gửi lời chúc mừng tới gần 2.000 tân sinh viên khóa 41 khi đã xuất sắc vượt qua các kỳ thi để chính thức trở thành sinh viên của Trường, cơ sở đào tạo luật học hàng đầu cả nước. Đồng thời, bày tỏ vui mừng trước sự hiện diện và tham dự Lễ khai giảng năm học mới của Bộ trưởng Lê Thành Long bởi điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp đối với công tác đào tạo của nhà trường. 

Tập thể các nhà sư phạm của ĐH Luật Hà Nội cùng các sinh viên khóa 41 hứa sẽ quyết tâm, nỗ lực và tâm huyết hơn nữa trong học tập và giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu phát triển mạnh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao. ĐH Luật Hà Nội cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa của Lãnh đạo Bộ để nhà trường có thể triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp căn bản nhằm xây dựng Trường thành trường trọng điểm và có thể đóng góp nhiều hơn nữa đối với các hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá cao và biểu dương những thành quả tích cực của Trường ĐH Luật Hà Nội đã đạt được trong gần 40 năm qua. Các thế hệ thầy và trò đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách để xây dựng, phát triển nhà trường trở thành cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu Việt Nam, đặc biệt, nhiều cựu học sinh của Trường đã có những đóng góp không nhỏ cho sự hình thành và phát triển của nền tư pháp nước nhà.

Bộ trưởng nhấn mạnh, ngày 4/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Trường ĐH Luật Hà Nội và ĐH Luật TP HCM thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Đây là vinh dự, tự hào lớn lao nhưng cũng là trọng trách to lớn đòi hỏi Trường cần tiếp tục cố gắng, phấn đấu, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục duy trì vị thế cạnh tranh trong nước và từng bước vươn tầm ra khu vực và thế giới.

Do vậy, Bộ trưởng lưu ý nhà trường cần không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng mở, lấy người học làm trung tâm, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của xã hội; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên; chú trọng công tác đoàn kết nội bộ, xây dựng trường thành một khối thống nhất vững mạnh. Đồng thời, ĐH Luật Hà Nội cần tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc các bộ, ngành; tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo, đưa hoạt động hợp tác đi vào chiều sâu, thiết thực. 

Cũng theo Bộ trưởng, Ban Cán sự, Lãnh đạo Bộ Tư pháp sẽ dành nhiều sự quan tâm cho công tác đào tạo cán bộ pháp luật và có những chỉ đạo sát sao, kịp thời đối với nhà trường. Bên cạnh đó, thầy và trò của ĐH Luật Hà Nội cũng cần nắm bắt, tận dụng tốt các thời cơ, vượt qua thách thức để đưa nhà trường vươn lên xứng đáng với lịch sử truyền thống vẻ vang của mình. 

Nhân dịp năm học mới, Bộ trưởng đã trao tặng 10 suất học bổng cho các em sinh viên xuất sắc, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập của ĐH Luật Hà Nội.

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.