Cục trưởng Mai Văn Trinh: Hơn 330 bài thi được nâng điểm, điều 'vô cùng xấu xí' ở Hà Giang

Cục trưởng Mai Văn Trinh: Hơn 330 bài thi được nâng điểm, điều 'vô cùng xấu xí' ở Hà Giang
(PLO) - Theo thông tin tại buổi họp báo, có hơn 330 bài thi được sửa điểm. Có thí sinh được nâng tổng điểm tới 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định. Nhận định về vụ việc, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho rằng: "Sự việc ở Hà Giang là một điều vô cùng xấu xí..."

Chiều nay, 17-7, Bộ GD&ĐT cùng ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia tỉnh Hà Giang đã chính thức họp báo công bố chi tiết những sai phạm liên quan đến điểm thi tại Hà Giang.

Đúng 1h30p chiều nay, Bộ GD&ĐT cùng ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia tỉnh Hà Giang đã chính thức họp báo công bố chi tiết những sai phạm liên quan đến điểm thi tại Hà Giang.

Tham gia buổi hộp báo có ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), ông Trần Đức Quý - Phó chủ tịch tỉnh Hà Giang. Đây cũng là hai vị chủ trì buổi họp báo.

Tham gia buổi họp báo còn có đại diện cơ quan Công an, Ban Tuyên giáo TU, Văn phòng UBND tỉnh Hà Giang, đại diện một số cơ quan báo chí.

Tại buổi họp báo, ông Mai Văn Trinh đã công bố kết quả thanh tra vụ việc.

Trước đó, theo thông tin báo chí, phát hiện sự bất thường về kết quả thi ở Hà Giang. Cả nước có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (Toán, Lý, Anh) từ 27 điểm trở lên thì riêng Hà Giang đã có 36 em - chiếm 47,37% cả nước.  

Môn Vật lý có đến 65 thí sinh Hà Giang đạt mức điểm từ 9 trở lên, trong khi chỉ có 28 thí sinh đạt mức điểm 8 từ đến dưới 9.

Ở môn Toán, số thí sinh có mức điểm 8-8.8 chỉ có 50 thí sinh, nhưng số thí sinh có điểm từ 9 trở lên lên tới 57 thí sinh.

Trong khi đó, theo nhận định của các chuyên gia, thông thường trên bình diện chung, số thí sinh đạt 9-10 chỉ bằng 1/8-1/6 số thí sinh 8-9 mới là hợp lý.

Nhận được những thông tin phản ánh sự bất thường trong điểm thi của thí sinh Hà Giang, chiều ngày 12/7, cả Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT và Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 của tỉnh Hà Giang đã phát các công văn rà soát nghi vấn mà dư luận nêu ra.

Ngày 13/7, một tổ công tác của Bộ GD-ĐT đã được thành lập và ngày 14/7  tổ công tác lập tức lên Hà Giang tham gia phối hợp rà soát nghi vấn kết quả bất thường. Tổ công tác đã làm việc 3 ngày đêm liên tục ở đây.

Tại buổi họp báo, công bố kết quả điều tra, ông Trinh cho biết: Có rất nhiều trường hợp được nâng lên 8, 9 điểm. Có trường hợp dưới 1 điểm được nâng lên 9 điểm. Có những thí sinh được nâng tổng số điểm lên 26 - 19 điểm. Có 56 bài thi Hóa đã chênh lên từ 1 đến 8,75 điểm (điểm chấm thẩm định là 0,75; điểm đã công bố là 9,5). Có 8 bài thi Sinh đã chênh lên từ 1 đến 4,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 4,75; điểm đã công bố là 9). Có 9 bài thi Lịch sử đã chênh lên từ 1 đến 7,25 điểm (điểm chấm thẩm định là 2,5; điểm đã công bố là 9,75). Có 3 bài thi Địa lý đã chênh lên từ 1,25 đến 3 điểm (điểm chấm thẩm định là 6; điểm đã công bố là 9). Có 52 bài thi tiếng Anh đã chênh lên từ 1,4 đến 7,8 điểm (điểm chấm thẩm định là 1,2; điểm đã công bố là 9).

Có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Nhiều thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

"Bộ Giáo dục kiên quyết xử lý nghiêm vụ này!" - ông Trinh cho biết.

Ông Trinh cũng công bố ông Vũ Trọng Lương - Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng sở Giáo dục Hà Giang đã có hành động trực tiếp chỉ đạo, can thiệp vào vụ việc này.

Tại buổi họp báo, đại diện cơ quan công an cho biết qua điều tra cho thấy ông Vũ Trọng Lương được Sở GD&ĐT Hà Giang phân công sử dụng máy tính. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án, có nhiều tin nhắn đến số điện thoại của ông Lương. Cán bộ này đã nhập số báo danh vào máy sau đó thực hiện hành vi sửa điểm. Quy trình bảo mật liên quan giám sát chưa chặt chẽ nên đã để ông Lương xử lý toàn bộ quá trình.

Thông tin chi tiết về hành vi sai phạm của ông Lương, đại diện cơ quan công an cho biết: Quy trình quét bài thi trắc nghiệm hàng năm ông Vũ Trọng Lương trực tiếp phụ trách và ông này dùng chiếc máy tính quét. Ông Lương đã down toàn bộ dữ liệu về máy, có nhiều số điện thoại gửi về và nhập điểm theo số điện thoại đó... 6s cho một trường hợp để chỉnh sửa điểm cho một thí sinh.

Trên máy tính của ông Lương vẫn có dữ liệu điểm thi năm 2017 và phục vụ điều tra của tổ công tác. Ông Lương tự nguyện nộp máy tính cho tổ công tác. 

"Quy trình thanh tra Bộ và Sở chưa chặt chẽ khi để ông Lương xử lý tất cả bài thi của thí sinh, trong khi thành viên ban giám sát ngồi ở đó. Những thành viên tham gia về cơ bản không nắm được thao tác, quy trình này nên để ông Lương qua mặt. 

Ông Lương đã có thời gian từ 12h đến 14h38 ngày 27/6 chuyển toàn bộ hòm bài thi trắc nghiệm và máy tính về Phòng Khảo thí. Trong 2 tiếng này, ông đã mở ổ khóa niêm phong, rút bài ở túi và sửa đáp án." - đại diện cơ quan công an nói.

Cũng theo thông tin tại buổi họp báo, hiện chưa phát hiện cá nhân nào phối hợp với ông Lương trong 2 tiếng đó. Sau khi có ý kiến từ Bộ trưởng Giáo dục, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc làm tiếp.

"Việc có khởi tố vụ án hình sự hay không, thông tin đến báo chí, Đại tá Lê Văn Canh người phát ngôn của Công an tỉnh Hà Giang cho biết sẽ căn cứ trên cơ sở điều tra, xác minh cụ thể."

Phát biểu trước cơ quan báo chí, ông Trần Đức Quý - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thi THPT quốc gia tỉnh Hà Giang - nhận trách nhiệm về vụ việc. về nguyên nhân để xảy ra vụ việc, ông Quý cho rằng "có những cái không thể xử lý được, có những cái không có nghiệp vụ, yếu về chuyên môn, tạo khe hở."

Trả lời câu hỏi trong kỳ thi này có bao nhiêu con em của lãnh đạo tỉnh thi, ông Quý nói: "Tôi nghĩ không lãnh đạo nào nói là phải đưa con tôi vào trường đại học nào. Còn nếu sai ở điểm nào, ở đâu, xử lý ra sao, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ và trả lời dư luận".

Trước câu hỏi có khởi tố vụ án hình sự hay không, ông Trần Đức Quý  - cho hay "Nếu nghiêm trọng thì phải khởi tố hình sự."

Nhận định về vụ việc này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nhận định: "Sự việc ở Hà Giang là một điều vô cùng xấu xí nhưng không vì điểm đen đó ta thay đổi kỳ thi được mọi người đánh giá nhẹ nhàng và ủng hộ. Tất nhiên những năm tiếp Bộ Giáo dục sẽ có những điều chỉnh để kỳ thi tốt hơn"

Kết thúc buổi họp báo, ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang nói: "Chúng tôi có trách nhiệm lớn lao với mọi người dân Hà Giang. Ngay sau khi phát hiện sự việc, chúng tôi đã vào cuộc với tinh thần quyết liệt, quyết tâm, làm thâu đêm suốt sáng trong thời gian ngắn để ra được kết luận cuối cùng. Chúng tôi cố gắng làm hết sức để đưa ra kết quả thực, tạo niềm tin cho thí sinh, phụ huynh. Khi làm rõ, trách nhiệm đến đâu, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm đến đó". 

Đọc thêm

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Không gây quá tải, áp lực cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT chuẩn bị trong một thời gian dài, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, ứng dụng những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT…

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.