Con bảo vệ luận án tiến sỹ mẹ vẫn quyết tâm thi THPT

(PLO) - Một người mẹ có con chuẩn bị là tiến sỹ, thạc sỹ, một cán bộ dân số xã U45, một thí sinh chấn thương nặng.... vẫn cố gắng tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 với mục đích thực hiện ước mơ từ bé của mình...

Tại điểm thi Trường THPT Lê Viết Thuật (TP.Vinh, Nghệ An) một thí sinh khi bước vào phòng thi nhưng lại khiến nhiều thí sinh khác ngỡ đó là giám thị. Nữ thí sinh này là chị Nguyễn Thị Thanh Vân (50 tuổi), đang tham dự kỳ thi với 3 môn: toán, hóa học, sinh học để lấy điểm xét tuyển vào Trường Đại học Y khoa Vinh.

Được biết, chị Vân hiện đang công tác tại khoa Răng – Hàm – Mặt của Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Trước đây, do không có điều kiện đi học đại học, nhưng chị vẫn luôn đau đáu ước mơ hoàn thành con đường học vấn của mình. Điều bất ngờ là con trai cả chị Vân đang bảo vệ luận án tiến sĩ, hiện đang là giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, con trai thứ 2 đang học nghiên cứu sinh thạc sĩ tại Anh Quốc. 

Chị Vân ấp ủ ước mơ học Đại học Y còn dang dở của mình lúc còn béChị Vân ấp ủ ước mơ học Đại học Y còn dang dở của mình lúc còn bé 

Nếu trúng tuyển trong kỳ thi đợt này, chị Vân sẽ mất ít nhất 6 năm học đại học, ngày chị cầm bằng tốt nghiệp thì chị đã về nghỉ hưu được 1 năm. Chị Vân cho biết, do trước kia vất vả nên bây giờ muốn thực hiện ước mơ học tập của mình. Để chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi không hề đơn giản, ngoài công việc hàng ngày tại bệnh viện, công việc nhà, chị chỉ tranh thủ bổ túc kiến thức vào những lúc rảnh rỗi. Chị cười đùa nói “ngày trước mẹ vất vả nuôi con ăn học, giờ con cái lớn rồi nuôi mẹ ăn học….”.

Ban đầu khi chị đăng ký dự thi các con chị không ủng hộ lắm vì sợ chị vất vả, nhưng sau đó thì ủng hộ hai tay. “Tâm lý của tôi thoải mái, nhẹ nhàng  vì các cháu vừa phải thi xét tuyển tốt nghiệp THPT, vừa xét đại học, số môn phải học và thi nhiều hơn”, chị Vân nói.

Được biết, điểm chuẩn vào Trường ĐH Y khoa Vinh mấy năm gần đây dao động từ 24 – 26 điểm. Chị Vân cho biết, cái khác của kỳ thi bây giờ và trước đây là kiến thức rộng hơn, thi trắc nghiệm cả ba môn chứ không phải tự luận như trước đây nên có phần nào đó chị còn bỡ ngỡ. 

Chị Minh với dự định làm bác sĩ trong kỳ thi lần này (ảnh Đức Hùng)
Chị Minh với dự định làm bác sĩ trong kỳ thi lần này (ảnh Đức Hùng)

Thí sinh Nguyễn Thị Minh (45 tuổi, trú tại xã Đức Dũng, Đức Thọ, Hà Tĩnh) sáng 25/6 đến điểm thi Trường THPT Hồng Lĩnh để dự thi môn thi đầu tiên (môn Văn) kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 cũng khiến nhiều người bất ngờ.

Theo chị Minh năm 1990, lúc đó chị đang học lớp 11, trường THPT Trần Phú thì buộc phải nghỉ học vì gia đình hoàn cảnh khó khăn, nhà có tới 6 chị em. Cuộc sống cứ trôi qua, chị lập gia đình và được vào làm cán bộ tại UBND xã, thời điểm năm 2015 được tín nhiệm bầu lên làm Chủ tịch xã. Tuy nhiên, vì lý do tế nhị, chị làm đơn xin rút nghỉ và chuyển sang làm cán bộ dân số. 

Trước kia, chị vẫn ước mơ làm một cô giáo dạy văn hoặc một bác sĩ nhưng vì điều kiện không cho phép nên đành khép lại. Bây giờ, khi đã là mẹ của hai đứa con, điều kiện kinh tế đỡ vất vả hơn trước nên chị đã quyết định thực hiện ước mơ của mình. Do chưa có bằng cấp 2, nên tháng 9/2017 chị nộp đơn vào Trung tâm giáo dục thường xuyên thị xã Hồng Lĩnh, học hết lớp 12 để hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Trong kỳ thi năm nay, chị Vân vẫn ấp ủ ước mơ vào trường Y như như dự định thuở bé của mình. Chị Vân chia sẻ, ba mẹ con chị đặt ra mục tiêu là mẹ sẽ là học sinh giỏi và tốt nghiệp lớp 12, con gái đầu tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội và thi đậu bác sĩ nội trú, còn con trai đậu vào trường chuyên của tỉnh. 

Dù còn khá đau và mệt mỏi nhưng Hoàng vẫn nỗ lực hoàn thành phần thi để không bỏ lỡ cơ hội của mình trong tương lại
Dù còn khá đau và mệt mỏi nhưng Hoàng vẫn nỗ lực hoàn thành phần thi để không bỏ lỡ cơ hội của mình trong tương lại

Vừa bị tai nạn giao thông, đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An phải nẹp cổ, nhưng thí sinh Lê Văn Hoàng vẫn quyết tâm đến điểm thi Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) để thi môn đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia.

Trước đó, vào chiều 24/6, Lê Văn Hoàng là một trong những thí sinh vắng mặt ở buổi làm thủ tục. Ngay sau khi biết tin này, Hội đồng thi và lãnh đạo trường THPT Nam Đàn 2 đã trực tiếp gọi điện về cho gia đình thí sinh này để tìm hiểu lý do.

Gia đình cho biết, Hoàng vừa bị tai nạn giao thông và đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hữu nghị Nghệ An.

Trước tình huống đột xuất này, nhà trường đã hướng dẫn gia đình làm đơn xin đặc cách lên hội đồng thi Trường THPT Nam Đàn 2 để được miễn thi.

Do sức khỏe khá hơn mặc dù vẫn phải nẹp cổ, sáng ngày 25/6  Hoàng  được  gia đình đưa đến điểm thi Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) để kịp giờ thi môn đầu tiên.

Tại phòng thi sáng 25/6, Hoàng chia sẻ: Hiện tại cổ em vẫn đau và đầu vẫn choáng. Nhưng em sẽ nỗ lực hết mình, dự thi đầy đủ các buổi để đạt kết quả tốt nhất. Sau khi thi xong, em sẽ ra Hà Nội để kiểm tra  lại.

Thầy giáo Lê Văn Quyền – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nam Đàn 2 – Phó điểm trưởng điểm thi cũng cho biết: Chúng tôi cũng rất lo lắng và sợ sức khỏe của Hoàng chưa đảm bảo. Nhưng  em khẳng định “em làm được” nên Hội đồng thi tạo điều kiện để em được dự thi như các bạn thí sinh khác. Chúng tôi cũng đã cắt cử đội tình nguyện và nhân viên y tế sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng hỗ trợ cho em Hoàng./.                                                                                    

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.