Chuyện xúc động về 'người đưa đò'

Chương trình “Thay lời tri ân” năm 2018 có hơn 200 thầy, cô giáo tiêu biểu.
Chương trình “Thay lời tri ân” năm 2018 có hơn 200 thầy, cô giáo tiêu biểu.
(PLO) - Gùi lương thực vào trường để học sinh có cơm ăn, lặn lội tìm học trò bỏ học quay lại lớp, hay ước mơ khi nằm xuống được đi ngang qua mái trường. Đó là nhừng chuyện xúc động về các thầy, cô giáo trên mọi miền đất nước trong chương trình “Thay lời tri ân” năm 2018.

Sẵn sàng hy sinh vì học trò

Chia sẻ những kỷ niệm thuyết phục học sinh đi học sau trận lũ kinh hoàng tháng 8 vừa qua, thầy Nguyễn Quang Diện, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) tiểu học An Lương (Yên Bái) nhớ lại: Khi đó, các thầy cô ủng hộ đóng góp mỗi người 1 ngày lương cho những gia đình bị thiệt hại sau lũ và vận động họ cho con em đi học.

Ở nhà không có cái ăn nhưng đến trường các cháu sẽ được ăn uống đầy đủ. Việc làm thế nào để có cái ăn khi học sinh đến trường là một thách thức lớn khi An Lương lúc đó đang bị cô lập. Lúc này, thầy Diện quyết định vận động các thầy giáo trong trường đi bộ gùi lương thực về cho các em học sinh.

Hình ảnh các thầy gùi những bao lương thực hơn 30kg đi khoảng 30km trèo đèo, vượt lũ, băng rừng, đu dây, leo vực vô cùng nguy hiểm. Sau 4 ngày các thầy đã gùi được hơn 2 tấn lương thực, đủ dùng cho các em học sinh hết tháng 9. Trong khi các thầy đi gùi lương thực thì các cô giáo ở trường trồng rau. Chỉ sau gần 1 tháng đã có rau xanh phục vụ cho các em học sinh đến khai giảng.

Trường PTDTBT tiểu học An Lương cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái khoảng 24km, nếu đường sá thuận lợi thì đi khoảng 1 tiếng là đến nơi. Khi bị lũ phải đi phải mất hơn 5 tiếng đồng hồ, trong đó chỉ có khoảng gần 10km có thể đi xe máy, còn lại là đi bộ.

Nhiều đoạn đường bị sạt hẳn xuống như một cái hồ nhỏ nên giáo viên phải đu dây mới vượt qua được. Mọi năm tầm 15/8 là học sinh tập trung đến tựu trường, nhưng năm nay do tình hình mưa lũ nên tập trung muộn hơn, tầm 30/8 mới huy động các em học sinh đến trường.

Những lời chia sẻ của cô Đinh Lệ Chung, Phó Hiệu trưởng Trường An Lương cũng khiến nhiều người rơi nước mắt. Theo đó, khi lên dọn dẹp trường, vận động học sinh, cô Chung đang mang thai 4 tháng. Rồi chuyện không may đã xảy ra với cô...

Khi phát hiện ra cô Chung gặp sự cố, 8 thầy đã phải thay nhau khiêng cáng đưa cô qua cả một chặng đường rừng 10 cây số, bước từng bước qua những những bậc thang gỗ bắc tạm ở những vách núi bị sạt lở để ra đến điểm có ô tô đón cô Chung đến bệnh viện. Cô Chung đã mạnh mẽ vượt qua nỗi mất mát để sau 40 ngày trở lại với công việc giảng dạy.

Còn cô Mùa Thị Chứ, Giáo viên Trường Tiểu học Pi Toong (Mường La, Sơn La) chia sẻ câu chuyện vận động học sinh tới trường của mình và đồng nghiệp: “Nơi tôi dạy, 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Phụ huynh chủ yếu là làm nông nên hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Nhiều gia đình còn cho con nghỉ học để phụ giúp gia đình làm nương và đi chăn trâu.

Vì thế tôi và các đồng nghiệp thường xuyên phải đến tận nhà học sinh để vận động các em đến trường. Có những hôm chúng tôi đi vận động từ 5 giờ sáng và 9-10 giờ đêm mới về đến nhà. Vất vả nhưng nếu đón được các em trở lại trường lớp thì bao khó khăn, mệt nhọc đều tan biến”.

Thầy Nguyễn Quang Diện kể lại những kỷ niệm vận động học trò trở lại lớp sau cơn lũ.
Thầy Nguyễn Quang Diện kể lại những kỷ niệm vận động học trò trở lại lớp sau cơn lũ.

Hay như câu chuyện đi tìm học trò của cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Giáo viên Trường THCS Đoàn Giỏi (Châu Thành, Tiền Giang) khiến nhiều người ngưỡng mộ. Cô Mai nhớ mãi chuyện một học sinh nghỉ học lên TP HCM tìm việc làm phụ giúp gia đình vì chị gái vừa đỗ đại học. Gia đình không thể liên lạc, tìm đến nhờ cô giáo chủ nhiệm và cô Mai quyết định lên TP HCM tìm học trò.

“Chúng tôi tìm đến khu công nghiệp, quán cơm chỉ mong tìm được em. Cuối giờ chiều, mọi thông tin tưởng chừng như vô vọng nhưng khi chúng tôi đến một quán cơm nơi con hẻm sâu, từ xa tôi nhìn thấy một bé gái đang ngồi nhặt rau. Như một phản xạ khi có khách đến cửa hàng, em đó đứng lên mời chào và niềm vui vỡ òa vì đó chính là học sinh tôi đang tìm kiếm.

Cô trò ôm nhau khóc tức tưởi, rồi tôi động viên em ấy về để tiếp tục việc học hành. Nghe lời tôi, em ấy đã về và học hành ngày càng tấn tới. Hiện em là một trong những học sinh giỏi, xuất sắc của trường”, nữ giáo viên chia sẻ trong niềm hạnh phúc.

“Khi nằm xuống chỉ được đi qua trường”

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: Dù ở đâu, vào thời điểm nào, nghề giáo luôn là nghề cao quý và người thầy luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng sự nghiệp GD-ĐT. Hàng triệu nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước đang mỗi ngày tận tâm, tận lực, thầm lặng hy sinh vì sự nghiệp giáo dục. 

Thầy Mai Văn Vân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đoàn Văn Tố (Cù lao Dung, Sóc Trăng) đã 36 năm cống hiến cho ngành Giáo dục. Ngày ấy, khi đến xã An Thạnh 2 chưa có trường cấp 2, chưa có học sinh và cũng chưa có giáo viên. Để có học sinh, thầy đến các ấp vận động các em ra lớp. Sau nhiều ngày lặn lội, có 34 học sinh theo thầy vào lớp 6.

Chưa có phòng học, thầy và trò phải đi xin cây, lá về dựng tạm một phòng học trên mảnh đất hoang. Để có bàn ghế, thầy đi xin cây tạp trong vườn của người dân như cau, dừa, bạch đàn,… về xẻ ra đóng bàn ghế.

Riêng mình, thầy lấy cây cau xẻ ra đóng một liếp giường để làm chỗ ngả lưng vào ban đêm, mà phòng nghỉ của thầy cũng chính là phòng học của trò. Thiết bị dạy học không có, sách giáo khoa cũng không, thầy lại sang tận thị trấn Long Phú để xin. 

Từ Cù lao Dung sang Long Phú mỗi ngày chỉ có một chuyến đò và chỉ chạy theo con nước lớn, tầm từ quá nửa đêm đến 4 giờ sáng. Vậy là, gần nửa đêm, trong khi mọi người chìm vào giấc ngủ, thầy lại mò mẫm ra bờ sông ngồi chờ đò. Khi nghe tiếng tù và của nhà đò vang lên, thầy đốt đuốc lá dừa giơ lên cao làm tín hiệu để nhà đò biết mà tấp vào bờ đón khách. 

Trường lúc đó chỉ có 34 học sinh và một giáo viên là thầy nhưng vẫn phải dạy đủ các môn. Thầy lại đi tìm một giáo viên ở nơi khác đến dạy hợp đồng các môn khoa học xã hội, còn thầy chịu trách nhiệm các môn khoa học tự nhiên. Cứ thế, mỗi năm vận động được một lớp, xin cây lá dựng thêm một phòng học.

Đến năm 1983, trường được UBND xã cấp cho một khu đất diện tích khoảng 1.000m2 và phụ huynh hỗ trợ vật liệu, dựng được 5 phòng học khang trang: Cột đúc xi măng, đòn tay bằng gỗ dầu, mái lợp lá, vách che bằng lá, nền vẫn là nền đất.

Bởi thế, “khi nằm xuống chỉ mong một lần đi qua trường”, là những lời tâm sự tự đáy lòng của thầy Vân. Thầy đã dành gần trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục vùng Cù lao Dung. Có lẽ bao nhiêu lời tri ân cũng không kể hết công lao của thầy với các thế hệ học trò.

Còn có một người thầy khác, đã 20 năm gắn bó trên đỉnh Trà Vân và được gọi với cái tên thân thương: thầy Cả! Đó là thầy Lưu Văn Hóa sinh năm 1966, quê quán huyện Thăng Bình - Quảng Nam, công tác tại các trường trên địa bàn huyện được 20 năm và chưa có vợ.

Có lẽ sự khâm phục, tôn trọng một đồng nghiệp gương mẫu, tận tụy, tình cảm thân thương với một người anh luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người trong trường đã khiến thầy Hóa có tên như vậy. Và gia đình lớn trong nhà trường cùng những đứa con là học sinh hồn nhiên, tinh nghịch đã khiến thầy Hóa thêm ấm lòng mỗi ngày đến trường, đến lớp. 

Được biết, Trà Vân là một xã vùng trung của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cách trung tâm huyện Nam Trà My 12km, đèo dốc khó đi. Trường tiểu học Trà Vân có 7 điểm trường lẻ.  Điểm trường lẻ Nóc Ông Ruộng  ở thôn 3 cách điểm trường chính khoảng 16km. Năm học 2018-2019 điểm trường này có 3 lớp. Có 2 cô giáo và 1 thầy giáo đang ở lại điểm trường để giảng dạy.

“Thay lời tri ân” là chương trình được tổ chức vào dịp 20/11 hàng năm nhằm tôn vinh nghề dạy học, tri ân các thế hệ nhà giáo đã và đang lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho sự nghiệp “trồng người” cao cả. Tối 18/11, Bộ GD -ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình “Thay lời tri ân” năm 2018 với chủ đề “Cống hiến” để ghi nhận và tôn vinh các thầy cô khắp mọi miền Tổ quốc đã vượt khó vươn lên, đóng góp cho những thành công của giáo dục nước nhà. Năm nay, chương trình có hơn 200 thầy, cô giáo tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước. 

Tin cùng chuyên mục

Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2023. Ảnh: VNU

Tuyển sinh lớp 10 chuyên Hà Nội năm 2024 thế nào?

(PLVN) - Lịch thi vào lớp 10 các trường THPT chuyên trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ diễn ra trong 3 ngày 8,9 và 10/6. Ngoài thi 3 môn chung (Toán, Văn, Ngoại ngữ) thí sinh sẽ làm thêm bài thi môn chuyên (ngày 10/6) theo nguyện vọng đăng ký.

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.

Nữ sinh khiếm thị và hành trình thắp sáng ước mơ trở thành nhà báo

Cô gái khiếm thị Phương Anh và niềm đam mê học tập. (Ảnh: Yến Nhi)
(PLVN) - Không may mắn như bạn bè đồng trang lứa, đôi mắt của Tiêu Phương Anh từ nhỏ đã không được tốt, nhìn mọi vật xung quanh và đi lại đều rất khó khăn. Tuy nhiên, vượt qua những rào cản ấy, cô gái này luôn thắp sáng trong mình ngọn lửa đam mê, quyết tâm trở thành một nhà báo trong tương lai.