Chuyên gia giáo dục nhận định về phổ điểm THPT quốc gia 2019

(PLVN) - Bà Nguyễn Thị Phương Nga - Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng, kết quả phân tích phổ điểm các môn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 phản ánh được đúng năng lực học sinh phổ thông. 

Theo bà Nga, việc phổ điểm hầu như nghiêng về phía tay phải có nghĩa đề thi không quá khó cũng không quá dễ. Đáng chú ý, ở hầu hết các tổ hợp xét tuyển 3 môn truyền thống vào ĐH đều có mức điểm 16-17, tức trên mức trung bình, mức điểm cao 22 điểm trở lên có độ phân hóa rõ rệt. 

Bộ GDĐT công bố kết quả phân tích phổ điểm thi các môn thi/bài thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Bộ GD&ĐT
Bộ GDĐT công bố kết quả phân tích phổ điểm thi các môn thi/bài thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Bộ GD&ĐT

Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đánh giá cao đề thi năm nay đã đáp ứng được cả tiêu tiêu chí xét tuyển ĐH-CĐ, các trường top giữa sẽ không còn “khát” sinh viên như những năm trước.

“Đây là đề thi tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá năng lực học sinh phổ thông so với chuẩn kiến thức kỹ năng các em phải đạt được, vì thế nếu nhìn từ phổ điểm thấy điểm trung bình và điểm trung vị gần  sát  nhau (là điểm tách giữa nửa lớn hơn và nửa bé hơn của tập hợp điểm, số lượng điểm nằm trên và dưới mức điểm này là bằng nhau - PV). Điều đó có nghĩa rằng 1/2 quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị. Điều này cho thấy điểm thi đã phản ánh đúng năng lực của học sinh, đại đa số các em đạt điểm trung bình trở lên, đương nhiên trong đó có những em học sinh giỏi, trừ môn Ngữ Văn các môn khác đều có điểm 10”, bà Nga phân tích.

Ông Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học FPT – cũng cho rằng, nhìn từ phổ điểm có thể thấy, điểm trung bình của tất cả các môn năm nay đều cao hơn năm ngoái từ khoảng 10-20%. “Điểm thi năm nay đảm bảo mức độ phân hóa như năm ngoái nhưng bức tranh sáng sủa hơn nhiều”, ông Tùng nhận định.

Lý giải về phổ điểm này, ông Tùng cho rằng, chứng tỏ việc ra đề thi năm nay đã đảm bảo tính phân hóa, phù hợp với trình độ của học sinh, không còn quá khó như năm trước. 

Ông Tùng đồng thời đặt ra một số vấn đề cần xem xét, trong đó vẫn là câu chuyện của nhiều năm trước về số điểm thấp của môn Lịch sử và Tiếng Anh. 

“Môn Tiếng Anh khá đặc biệt, điểm trung bình trên 4, số điểm thấp rất lớn nhưng số điểm cao cũng rất nhiều và nếu tính riêng cho từng địa phương thì điểm cao vượt trội thuộc về các TP lớn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. 

Điều này cho thấy dù là môn quan trọng, môn bắt buộc để tính điểm thi tốt nghiệp và là môn học cần thiết cho học sinh trong tương lai, nhưng chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các địa phương”, ông Tùng nói.

Môn Lịch sử cũng trong tình trạng tương tự khi số điểm thấp chiếm tới hơn 70% nhưng số điểm 10 cũng khá lớn (hơn 80 điểm 10). 

Từ đây, ông Tùng đề nghị cần có lí giải để tìm ra nguyên nhân của việc môn Lịch sử và Tiếng Anh nhiều năm liền là 2 môn có số điểm trung bình thấp nhất để có giải pháp khắc phục trong cách dạy và học.

Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam Nguyễn Thị Phương Nga cho rằng việc môn Lịch sử và môn Tiếng Anh có điểm trung bình thấp nhất và có số điểm dưới trung bình nhiều nhất cũng phản ánh đúng việc dạy và học hiện nay ở bậc phổ thông. 

Theo bà Nga, môn Lịch sử trong nhiều năm có phổ điểm thấp nhất là do phương pháp dạy của chúng ta chưa tốt, chủ yếu bắt học sinh học thuộc lòng nhiều sự kiện, học sinh chưa hứng thú học nên kết quả học tập không cao. 

Môn Tiếng Anh có điểm rất thấp nhưng cũng có nhiều điểm rất cao, thể hiện sự mất cân bằng về chất lượng giảng dạy giữa các vùng miền, chất lượng ở các thành phố lớn tốt hơn các khu vực khác.

Không đồng tình với việc đánh giá dựa trên so sánh đề thi giữa các năm, bà Nga cho rằng, khi đánh giá phổ điểm phải đánh giá với chuẩn kiến thức kỹ năng chứ không nên so sánh đề thi giữa các năm, bởi lẽ lực học của học sinh các năm là khác nhau, không thể lấy lực học của năm nay, khóa này để so sánh với khóa khác. 

“Chúng ta không thể so sánh đề thi với đề thi, vì đó chỉ là so sánh ở bề mặt. So sánh mức chuẩn kiến thức, chuẩn đầu ra mới là bất biến, không thay đổi”, bà Nga nêu quan điểm. 

Sáng 14/7, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố điểm thi và kết quả phân tích phổ điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Theo đó, điểm trung bình các môn thi năm nay hầu hết đều cao hơn năm 2018. 

Cụ thể, môn Toán có điểm trung bình là 5,64 điểm và có 12 bài thi đạt điểm 10; môn Ngữ văn có điểm trung bình là 5,49 điểm và không có điểm 10 nào; môn Vật lý có điểm trung bình là 5,57 và có 2 bài thi đạt điểm 10; môn Hóa học có điểm trung bình là 5,35 và có 12 bài đạt điểm 10; 

Môn Sinh học có điểm trung bình là 4,68 điểm và có 39 bài thi đạt điểm 10; môn Lịch sử có điểm trung bình là 4,3 và có 80 bà thi đạt điểm 10; môn Địa lý có điểm trung bình là 6,0 và có 42 bài thi đạt điểm 10; môn Giáo dục Công dân có điểm trung bình là 7,37 và có 784 bài đạt điểm 10; môn Tiếng Anh có điểm trung bình là 4,36 và có 299 bài đạt điểm 10. 

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?