Cậu học trò người Thái 'thủ lĩnh' môn lịch sử

Em Lô Đức Mạnh bên cô giáo chủ nhiệm Đặng Thị Quỳnh Giang  -  người đã đồng hành cùng em.
Em Lô Đức Mạnh bên cô giáo chủ nhiệm Đặng Thị Quỳnh Giang - người đã đồng hành cùng em.
(PLO) - Xuất phát từ những bộ phim, những câu chuyện về lịch sử của dân tộc, Lô Đức Mạnh (trú tại Kim Sơn, huyện Quế Phong, Nghệ An) đã có “duyên” với môn lịch sử tự bao giờ, bằng đam mê của mình, Mạnh đã có nhiều thành tích trong học tập. Mạnh là học sinh người dân tộc thiểu số duy nhất của đất học xứ Nghệ được Ủy ban Dân tộc phối hợp Bộ GD&ĐT vinh danh.

Cậu học trò nghèo với tình yêu môn sử

Sinh ra tại một huyện nghèo thuộc diện 30a của Chính phủ, cách trung tâm tỉnh gần 200km đường bộ, điều kiện để học tập của Lô Đức Mạnh không được đầy đủ như các bạn tại thành phố và miền xuôi. Bố là giáo viên “cắm bản” ở tận xã biên giới Tri Lễ, nhiều thì một tuần về nhà một lần, có khi đi cả hai ba tuần mới về thăm nhà. Mẹ cũng là giáo viên dạy cách nhà gần 10 cây số nên sáng dậy là đi, tối mịt mới về đến nhà. Bố mẹ không có nhiều thời gian ở bên nhắc nhở học hành, nhưng cũng không phải vì thế mà anh em Mạnh lơ là việc học tập. 

Vươn lên từ những thiếu thốn về cơ sở vật chất và điều kiện học tập, Mạnh luôn học chăm và giỏi. Cấp 1 Mạnh từng đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện môn toán. Năm cấp 2, Mạnh đạt giải Nhì môn lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi huyện, sau đó vươn lên giành giải Nhất học sinh giỏi tỉnh môn lịch sử. Năm học 2013- 2014, Mạnh đậu điểm thủ khoa đầu vào của lớp chuyên sử trường THPT Chuyên Phan Bội Châu tỉnh Nghệ An.

Tại mái trường với bề dày lịch sử về đào tạo này, Mạnh được các thầy cô giáo quan tâm, dẫn dắt, dạy dỗ học tập đã có nhiều thành tích cao trong học tập. Năm học 2015-2016, Lô Đức Mạnh là học sinh nam duy nhất trong đội hình dự thi Học sinh giỏi Quốc gia môn lịch sử, và thêm một lần nữa em mang thành tích về cho cá nhân em, cho trường và tỉnh Nghệ An với giải Nhì môn sử. 

Ước mơ áp dụng bài học lịch sử vào thực tiễn

Khi được hỏi về “bí quyết” để học tập và phương pháp nhớ được môn lịch sử mà nhiều bạn khác cho là “khó tiêu hóa”, Mạnh cười hiền chia sẻ: “Muốn học lịch sử thì phải có đam mê, mình từ từ tìm hiểu thì mình sẽ rút ra được các “công thức” như kiểu là: trước các cuộc kháng chiến hay sự kiện tiêu biểu nào đó thì Đảng ta sẽ tiến hành họp hội nghị rồi đề ra đường lối cho cuộc kháng chiến hay là chủ trương cho sự kiện đó…”.  

Mạnh cho biết thêm, trên lớp chú ý nghe giảng bài, về nhà học lại, cái gì chưa hiểu thì đọc thêm tài liệu, sách vở, còn khó quá thì hỏi thêm cô giáo. “Để có được thành tích như hôm nay thì một phần do bản thân em có đam mê với môn lịch sử nhưng người mà em luôn biết ơn đã dẫn dắt em trên con đường học tập là cô Đặng Thị Quỳnh Giang  giáo viên chủ nhiệm. Chính cô là người đã tiếp thêm sức mạnh, đã trang bị cho em những kiến thức với môn lịch sử cũng như trong cuộc sống…”, Mạnh xúc động chia sẻ.  

Nói về cậu học trò của mình, cô giáo Đặng Thị Quỳnh Giang  – giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên Sử 12C K42 Trường chuyên Phan Bội Châu cho biết: Trên lớp Mạnh là một người hòa đồng, vui vẻ với mọi người là một trong ba bạn nam của lớp rất ân cần, chu đáo với các bạn nữ trong lớp.

“Mạnh sớm có đam mê về lịch sử, rất chịu khó tìm hiểu và học hỏi, em là học sinh chăm ngoan của lớp của trường, là một niềm tự hào của nhà trường và ngành giáo dục xứ Nghệ…”, cô Giang  cho biết thêm. Thầy Ngô Sỹ Thủy, Hiệu trưởng Trường chuyên Phan Bội Châu cho biết, em Lô Đức Mạnh là số ít học sinh người dân tộc thiểu số trúng tuyển, đặc biệt lại là thủ khoa đầu vào. 

Với những thành tích đó, Mạnh không chỉ là niềm tự hào của nhà trường mà còn là tấm gương, niềm tự hào của những học sinh vùng cao. Nói về dự định tương lai, Mạnh cho biết, “Ước mơ của em cũng đơn giản lắm, đó là được áp dụng thật nhiều bài học lịch sử vào thực tiễn cuộc sống để phát triển đất nước và xây dựng xã hội văn minh hơn nữa…”, Lô Đức Mạnh tâm sự. Với những kiến thức và đam mê môn lịch sử, chúc cho Mạnh có thêm nhiều thành công nữa trong học tập và trong cuộc sống.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?