Canh cánh nỗi lo giáo dục

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Đã hết tháng đầu tiên của năm học mới mà xem ra cỗ máy vận hành giáo dục vẫn chưa được trơn tru, vẫn còn đó nỗi lo những thay đổi, chắp vá. Và như thế, làm sao có thể phấn khởi bước vào năm học mới sau lễ khai giảng tưng bừng, khí thế?

Mới đây nhất, một chỉ đạo phát ra từ Bộ Giáo dục khiến các thầy, cô choáng váng là việc giáo viên không được để học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa. Chưa đề cập đến quyền sử dụng tài sản riêng của các em mà chỉ nội việc "bắt" giáo viên phải giám sát, chịu trách nhiệm về việc này là bất khả thi khi sách giáo khoa chừa chỗ trống để các em viết, vẽ vào.

Vậy, giải quyết cái gốc là không cho xuất bản các loại sách đó nữa chứ không phải đổ trách nhiệm lên đầu giáo viên. Đơn giản, chỉ đạo này chỉ nhằm "chữa cháy" trước sự phản ứng của dư luận nhắm vào sự lãng phí nghìn tỷ mỗi năm để mua sách giáo khoa mới.

Liên quan đến chuyện này, khi nhà xuất bản Giáo dục độc quyền sách giáo khoa than lỗ mỗi năm 40 tỷ khiến dư luận bức xúc và đòi hỏi phải thanh tra để làm rõ chuyện "lỗ" này, chiết khấu đến 10% mà vẫn lỗ, đó là sự không tưởng. Cũng như ngay lập tức, sách giáo khoa được "thị trường hóa", tức là sẽ có 5 nhà xuất bản tham gia vào lĩnh vực nào cùng lúc với động thái chưa thay sách giáo khoa lớp 1 từ năm học tới như kế hoạch ban đầu.

Ngay đến cả đội ngũ giáo viên cũng không ổn định từ nhiều năm qua, nhưng không hề được khắc phục. Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải quyết ngay biên chế giáo viên Tây Nguyên do Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo để bổ sung giáo viên thiếu, đảm bảo quyền lợi của học sinh.

Trước đó, 2 bộ này từng "chạm trán" nhau trong phiên họp giải trình về thực hiện chính sách, pháp luật trong tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội tổ chức. Theo đó, biên chế của Bộ Nội vụ cho thêm 13.000 người nhưng Bộ Giáo dục cho biết đề nghị từ các địa phương là cần đến thêm 75.000 người nữa. Rồi thừa cục bộ ở cấp phổ thông cơ sở giữa các môn học, giữa các cơ sở giáo dục, giữa các địa phương nhưng chẳng thể nào điều tiết được. 

Việc thừa thiếu giáo viên và các hệ lụy từ việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên hợp đồng vẫn cứ nhùng nhằng, không thể giải quyết được, khiến một đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp này bức xúc: "Tôi muốn hỏi 2 bộ, tại sao có chính sách hợp đồng giáo viên như vậy? Chính sách đó có phù hợp với lại ngành Giáo dục không? Vì giáo dục học sinh phải có một quá trình, theo dõi tâm lý, chất lượng của học sinh để có biện pháp uốn nắn". Các đại biểu dự họp đặt ra những câu hỏi tương tự về trách nhiệm của 2 bộ này. Tuy nhiên và tất nhiên, vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Hơn bất cứ ngành nào, giáo dục cần một sự ổn định, lâu dài và xây nền móng vững chắc. Cứ biến động liên tục với các biện pháp mang tính nhất thời đối phó, thay đổi liên tục như vậy thì mối lo ngại còn thường trực cho tương lai tươi sáng của nước nhà!

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.