Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ thị: Hướng dẫn học sinh không viết, vẽ vào sách giáo khoa

(PLO) -Ngày 24/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ra Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo trong các trường phổ thông, trong đó yêu cầu giáo viên không để cho học sinh viết, vẽ vào sách giáo khoa.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, khi biên soạn SGK nhằm phục vụ nhu cầu học tập trên phạm vi cả nước từ năm học 2002-2003, nhiều bảng số liệu đã để trống để hướng dẫn học sinh cách làm bài tập.

Để học sinh không viết vào SGK trong quá trình thực hiện các hoạt động học, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, nhắc nhở học sinh có ý thức giữ gìn, không được viết, vẽ vào sách để sử dụng SGK được lâu bền. Tuy nhiên, việc sử dụng lại SGK hiện mới đạt khoảng 35%.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng nhiều lần, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục ở địa phương quán triệt từng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về việc giữ gìn sách giáo khoa để sử dụng và sử dụng lại lâu bền; hướng dẫn học sinh nghiên cứu sách giáo khoa để thực hiện các hoạt động học và ghi kết quả học tập vào vở, không viết, vẽ vào sách giáo khoa.

 Hiện nay nhiều SGK rất lãng phí do học sinh viết, vẽ vào ở nhiều dạng bài tập. (Ảnh: Mỹ Hà).

Hiện nay nhiều SGK rất lãng phí do học sinh viết, vẽ vào ở nhiều dạng bài tập. (Ảnh: Mỹ Hà).

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên vi phạm quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục, khiến học sinh phải mua quá nhiều ấn phẩm tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí.

Cần phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng sách giáo khoa và xuất bản ấn phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.

Với Nhà xuất bản Giáo dục, Bộ GD&ĐT yêu cầu tổ chức rà soát, đánh giá cụ thể việc in ấn, phát hành sách giáo khoa hiện hành để có phương án chỉnh sửa bản thảo sách giáo khoa nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào sách giáo khoa trong quá trình học tập, sau đó báo cáo Bộ GD&ĐT về kết quả rà soát, đánh giá và phương án chỉnh sửa bản thảo sách giáo khoa trước khi tái bản.

Như Dân trí đưa tin trước đó, hiện nay nhiều SGK rất lãng phí do học sinh viết, vẽ vào ở nhiều dạng bài tập.

Lý giải về điều này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9-12-2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao cho Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn SGK để thực hiện trên phạm vi cả nước.

Khi biên soạn SGK hiện hành, các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trong SGK theo hướng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức trình bày nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Do đó, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống, các tác giả có đưa vào SGK các dạng bài tập trắc nghiệm với các hình thức đặc thù như điền khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi để giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau trong kiểm tra, đánh giá theo xu thế chung của các nước phát triển.

Tuy nhiên, điều này khiến dư luận phản ứng bởi việc viết, vẽ vào SGK khiến lãng phí hàng tỉ đồng mỗi năm do học sinh không thể tái sử dụng.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.