Bộ trưởng lý giải vì sao sinh viên ra trường thường bị… từ chối

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Đại hội Sinh viên toàn quốc lần thứ X, một sinh viên đến từ Bình Định cho biết, có một thực tế là sinh viên hiện nay yếu về kỹ năng thực hành, một số đơn vị không muốn nhận học sinh vào thực tập, kiến tập, tham quan trao đổi các dây chuyền công nghệ mới.

Sinh viên kỹ thuật học nặng lý thuyết, ít thực hành dẫn đến sau khi ra tường mất thời gian khá lâu để học kỹ năng cần thiết phục vụ công việc. Bộ trưởng đã có tham mưu cho Chính phủ giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng này hơn?

Trả lời câu hỏi này, cũng là câu hỏi chung của nhiều bạn trẻ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sinh viên yếu về thực hành, việc đào tạo chưa sát với sử dụng là thực tế còn khá phổ biến. Trên thực tế khâu dự báo thị trường của chúng ta còn yếu, bản thân các trường đại học nói chung khi đào tạo cũng chưa thực sự quan tâm tới nhu cầu của thị trường, ít nhất là thị trường trong vòng 4 - 5 năm, mà chủ yếu đào tạo theo năng lực mình có.

Ngay trong quá trình tuyển sinh cũng chủ yếu quảng bá về năng lực đào tạo mà thiếu hàm lượng thông tin dự báo thị trường, có những ngành hiện tại có thể đang “hot” nhưng 4-5 năm sau không còn “hot” nữa và ngược lại. Do vậy, việc dự đoán được nhu cầu dài hạn, từ đó đưa ra được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thiết kế được chương trình giảng dạy phù hợp là rất cần thiết.

Theo Bộ trưởng GD-ĐT, có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp gặp khó khăn, thứ nhất là doanh nghiệp có quy trình làm việc, vì vậy sinh viên thực tập khó được giao việc trong các quy trình này. Thứ hai, chương trình sinh viên học so với thực tiễn còn khoảng cách. Nguyên nhân thứ ba, là từ chính bản thân sinh viên, một số bạn vẫn coi thời gian thực tập như một phần phải hoàn thành của quá trình học mà chưa coi đó là thời gian để được nhúng mình vào thực tế, điều đó làm cho doanh nghiệp không mặn mà trao truyền cho các bạn những kinh nghiệm thực tiễn.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường khi mở ngành phải rất chú trọng dự báo nhu cầu của thị trường. 3 yếu tố nhà trường - doanh nghiệp - người học phải kết nối với nhau trên nguyên tắc cân bằng. Các trường đại học phải thay đổi, các thầy cô cũng phải thay đổi để bám sát với thực tiễn.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?