Vân Dung không nuối tiếc, ân hận...

 Gia đình Vân Dung sống trong một căn nhà xinh xắn thuộc khu tập thể Nhà hát kịch Công an (Hà Nội). Sau ánh đèn sân khấu, Vân Dung cũng cặm cụi lau dọn nhà, cắm hoa, dạy con học bài và nấu những món ăn ngon... Chị yêu thương những thứ mình đang có và hài lòng với một cuộc sống không bon chen...

Gia đình Vân Dung sống trong một căn nhà xinh xắn thuộc khu tập thể Nhà hát kịch Công an (Hà Nội). Sau ánh đèn sân khấu, Vân Dung cũng cặm cụi lau dọn nhà, cắm hoa, dạy con học bài và nấu những món ăn ngon... Chị yêu thương những thứ mình đang có và hài lòng với một cuộc sống không bon chen.
Nghệ sỹ hài Vân Dung và con trai
Nghệ sỹ hài Vân Dung và con trai

Đẹp nhờ sống thanh thản

* “Gái một con trông mòn con mắt”, ai cũng công nhận một điều là chị đẹp hẳn ra sau khi sinh con. Chị có bí quyết gì vậy?

- Hạnh phúc nhất là khi gặp tôi ngoài đời, một nghìn người thì cả nghìn đều nói tôi xinh hơn trên sân khấu nhiều, nhiều lắm (cười). Tôi nhớ năm 1992, để ủng hộ tinh thần chị gái, tôi cũng ghi danh dự thi Hoa hậu báo Tiền Phong (năm Hà Kiều Anh đăng quang) và lọt vào top 15 người đẹp nhất.

Tôi cho rằng mình không đẹp khiến mọi người phải trầm trồ, nhưng tôi thấy tôi có duyên. Bí quyết của tôi chỉ là phải chăm chỉ và biết sắp xếp cuộc sống thật khoa học, sống đơn giản, nghĩ sao nói vậy, đừng có màu mè, đừng có lắm mưu mô nhiều tham vọng, lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ, lúc nào cũng cảm thấy sung sướng hạnh phúc và cứ khúc khích cười vậy thôi!

 Làm phụ nữ của gia đình khó hơn 

* Theo Vân Dung, giữa người phụ nữ của công việc và của gia đình, vai trò nào khó hơn?
Vân Dung không nuối tiếc, ân hận... ảnh 2
 

- Theo tôi, làm người phụ nữ của gia đình luôn khó hơn; vì dù bận rộn công việc đến đâu, mối quan tâm hàng đầu của người phụ nữ vẫn là gia đình và con cái. Trong công việc, mình có thể chia sẻ hoặc có nhiều người hỗ trợ, nhưng trong gia đình, mình là người giữ lửa. Con cái khỏe mạnh, gia đình êm ấm là hạnh phúc lớn nhất.

Có cái khó là mình phải đặt việc vào tay chồng họ mới biết mà làm, đó là một nghệ thuật. Nếu đàn bà cứ nấu cơm, rửa bát, chăm con, còn đàn ông đọc báo là không ổn. Tôi nấu ăn thì anh rửa bát, tôi tắm cho con thì anh có nghĩa vụ đưa con đi ngủ. Tôi cũng đi làm như anh, cũng kiếm tiền như anh, tôi còn hơn anh ở chỗ, tôi đẻ cho anh một đứa con nên đương nhiên hai bên phải chia sẻ với nhau. Đàn ông có thể làm được tất cả, có điều đàn bà có biết đưa tất cả những việc đó đến tay đàn ông không, có biết đưa khéo léo để đàn ông tự nguyện làm hay không.

* Làm mẹ, chị có phải nhớ lại những gì đã học từ mẹ mình để nuôi dạy con không?

- Mẹ tôi có nhiều phép tắc để răn dạy tôi theo những mô phạm, khuôn thước. Những gì mẹ dạy tôi là để hướng tôi trở thành một người tốt. Ngay từ 10 tuổi mẹ đã dạy tôi phụ giúp  gia đình những công việc vừa sức mình nên tôi đã sớm rèn luyện cho mình đức tính tự lập trong cuộc sống.

Bây giờ nuôi dạy con, tôi có điều kiện để bảo ban chúng kỹ hơn một chút, trao đổi với con về những gì nên làm và không nên làm. Mặc dù tôi có điều kiện, tôi có thể mua cho con cùng một lúc 5 đôi giầy nhưng tôi làm thế. Con tôi lúc nào cũng chỉ có một đôi giầy duy nhất, chưa hỏng thì không bao giờ được mua đôi thứ hai.

Muốn có phần thưởng, cháu phải tự mình phấn đấu đạt điểm 10 hoặc đạt học sinh giỏi. Tôi thích trò chuyện với con, dạy con lời ăn tiếng nói, bảo ban con mạnh mẽ và tự giác. Năm nay cu Nhím mới 9 tuổi nhưng đã rất tự lập, tự học bài, tự sắp xếp sách vở, đồ chơi, tự gập chăn màn, tắm gội, biết rửa bát và quét sân giúp mẹ.

“Ngày nào biết ngày đấy”

* Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng chị có bao giờ “lo sợ” trước cơn sóng ngầm đang diễn ra như nhiều nghệ sĩ khác không? Anh chị làm thế nào để ngọn lửa tình không bị tắt?

- Bí quyết của tôi rất đơn giản, gói trong mấy chữ: “Ngày nào biết ngày đấy”. Ý của tôi là ngày hôm nay phải sống tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai phải tốt hơn hôm nay, luôn phấn đấu hết mình lên, nếu để cũ mòn đi thì dễ chán nhau lắm. Vợ mở mắt ra thấy chồng vẫn thế, ngáy o o, bẩn thỉu, râu ria xồm xoàm, quần đùi tả tơi. Chồng mở mắt ra thấy một mụ bù xù, không biết đi spa, không biết make up...

Theo tôi, người phụ nữ khi ở nhà cũng cần ăn mặc đẹp, chỉn chu và điệu đà. Nếu chồng thấy mình lôi thôi, nhếch nhác, có lẽ họ sẽ... chán nhanh lắm. Vợ chồng chán nhau, không thể chia sẻ với nhau thì người thứ ba sẽ dễ bề xuất hiện. Còn đảm đang thì tôi đang cố gắng. Tôi biết làm nhiều việc, từ nội trợ, trang trí nội thất, mua sắm đồ đạc... cứ có thời gian ở nhà là tôi lại lau dọn nhà cửa, luôn tay luôn chân mới chịu được.

Tôi ít khi nuối tiếc hay ân hận. Tôi quan niệm cuộc sống của mình hôm nay là do mình tự lựa chọn, là kết quả của những gì mình đã làm ngày hôm qua. Với tôi, tình yêu dành cho ông xã không phải là những lời nói mà bằng những việc làm và hành động cụ thể. Còn việc tạo niềm tin thì tôi nghĩ cả khoảng thời gian yêu nhau rồi chung sống với nhau cũng đủ để chồng hiểu mình là người như thế nào. Tình yêu chân thành, đó là cách tốt nhất để tạo niềm tin với chồng.

* Cảm ơn Vân Dung về những chia sẻ thú vị! Chúc tổ ấm của chị luôn hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười và yêu thương!

Thu Hồng (Thực hiện)

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.