Ranh giới giữa chụp ảnh nude và ảnh khiêu dâm rất ngắn

Một  bức ảnh nuy nghệ thuật của Tina Tình
Một bức ảnh nuy nghệ thuật của Tina Tình
(PLO) - Qua trao đổi của ông Dương Quốc Định – nhà nhiếp ảnh nổi tiếng ở Việt Nam với rất nhiều kinh nghiệm và nắm giữ nhiều giải thưởng về ảnh nude có thể thấy, nghệ thuật chụp ảnh nude nếu không có sự hiểu biết cặn kẽ thì rất dễ vi phạm pháp luật, bởi ranh giới giữa chụp ảnh nude và chụp ảnh khiêu dâm là rất ngắn…

Khi được hỏi về việc chụp ảnh nude hiện nay, ông Dương Quốc Định cho biết: “Là một người làm nghệ thuật, tôi thấy vấn đề này hết sức bình thường. Chụp ảnh nude là một loại hình nghệ thuật chính thống chứ không phải là một cái gì đó quá nhạy cảm, ghê gớm, chỉ là do người thực hiện chưa trang bị đủ kiến thức và sự hiểu biết về nó mà thôi. Bản thân tôi, là một công dân Việt Nam, được đào tạo chính quy ở một trường nghệ thuật chính quy, chụp ảnh khỏa thân cũng là một phần trong môn học nên đó cũng là một chuyện bình thường. Và nhiếp ảnh cũng là một thể loại, một phương tiện để chúng tôi thể hiện con đường làm nghệ thuật của mình”.

Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định cho biết ranh giới giữa ảnh nuy và khiêu dâm thực sự là rất mong manh
Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định cho biết ranh giới giữa ảnh nuy và khiêu dâm thực sự là rất mong manh

Theo ông Dương Quốc Định, Thông tư của Nhà nước cũng là một góc độ nhìn nhận của giới chuyên môn, nhưng để có những tác phẩm nghệ thuật tốt nhất, bên cạnh kĩ năng chụp ảnh, ý thức và nhận thức thì nhiếp ảnh và mẫu phải là những người có đạo đức, tôn trọng pháp luật. Bởi môn nghệ thuật nude khó khăn hơn các thể loại khác vì nó đòi hỏi phải có học thuật, có chính kiến, có nhận thức nhất định về mặt thẩm mỹ thì tác giả mới cho ra những tác phẩm tốt được. 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc khi người mẫu chụp ảnh nude có bị quá đà hay không, như sử dụng ảnh nude để đánh bóng tên tuổi, tạo scandal để nổi tiếng… Nhà nhiếp ảnh gia chia sẻ: “Đó là một hệ lụy của giới thông tin của chúng ta hiện nay.Thứ nhất, những người dùng ảnh để tạo scandal đã thiếu ý thức rồi, bởi vì những tấm ảnh đấy không phải để thoải mái công bố cho cộng đồng cùng xem, mà nó phải được giới chuyên môn công nhận. Thứ hai, những người chụp ảnh phải có trình độ để tạo nên một tấm ảnh nghệ thuật thực sự. Nếu sử dụng những bức ảnh đó vào mục đích không tốt thì mẫu ảnh là một người thiếu hiểu biết, do đó mẫu ảnh không thể chọn được những nhà nhiếp ảnh thực thụ để cho mình những bức ảnh đẹp thực sự. Đó là sai lầm do ý niệm của con người chứ không phải do thể loại này xấu hay tốt”.

Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định cũng đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, mà theo ông, trách nhiệm cao nhất thuộc về các cấp quản lí văn hóa. Ông phản ánh: “Tôi có khá nhiều thông tin về những hành vi sai pháp luật khi chụp ảnh nude, nhưng hình như giới quản lí vẫn chưa xử lí và chưa quan tâm lắm. Loại hình nghệ thuật nude đòi hỏi quá nhiều yếu tố về mặt kĩ thuật, thẩm mỹ, chuyên môn... một nhà nhiếp ảnh nếu không biết thời điểm chụp và trình độ chuyên môn chưa tốt sẽ dễ dẫn đến sai lầm. Chúng ta đã có một Hội nhiếp ảnh chuyên nghiệp, chúng ta đã giao thoa với thế giới khá nhiều và tôi là một nhà nhiếp ảnh đạt khá nhiều giải được thế giới và truyền thông công nhận. Đó là một minh chứng và để nhân rộng hơn, cho chúng ta hiểu biết thế nào là nghệ thuật, thế nào là phản cảm thì các nhà quản lí phải làm chuyện đó giúp chúng tôi. Chúng ta không cấm được thì phải đưa ra một chuẩn mực nhất định”.

Theo ông Dương Quốc Định, để không bị “sa lầy” từ ảnh nude thành ảnh khiêu dâm thì trước khi chụp ảnh, mẫu ảnh phải tìm hiểu kĩ lưỡng thế nào là ảnh khỏa thân, thế nào là ảnh khiêu dâm, để không sa lầy và lẫn lộn giữa hai thể loại đó. Tiếp đến phải chọn cho mình một nhiếp ảnh có trình độ chuyên môn, có nhận thức, đã được cộng đồng công nhận... từ đó, mẫu ảnh xác định những tấm hình mình chụp nhằm mục đích gì, có trái với pháp luật hay không. Thứ ba, trong ảnh nghệ thuật, việc tôn vinh vẻ đẹp của thân hình người phụ nữ là điều hết sức bình thường. Vì thế, những tấm hình đáp ứng đầy đủ yêu cầu thiết yếu về nghệ thuật phải được công nhận và những hành động sử dụng sai mục đích để mang lại lợi ích cá nhân phải được xử lí thấu đáo.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.