Nghệ sỹ Ưu tú Tiến Đạt hài lòng với... 3 "bà vợ"

 NSƯT Tiến Đạt tâm sự anh hài lòng với cuộc đời bởi sau những vai diễn bên cạnh anh luôn có 3 “người vợ” cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Thực hư chuyện này thế nào?.

NSƯT Tiến Đạt tâm sự anh hài lòng với cuộc đời bởi sau những vai diễn bên cạnh anh luôn có 3 “người vợ” cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Thực hư chuyện này thế nào?.
Nghệ sĩ Ưu tú Tiến Đạt
Nghệ sĩ Ưu tú Tiến Đạt

Nghề may – “người vợ” là làm đẹp cho đời

Cụ thân sinh ra Tiến Đạt chẳng phải ai xa lạ mà chính là nghệ nhận Tiến Thành với nghề may nổi tiếng những thập niên 40 – 50, nhưng cho đến năm 1995 anh mới bắt đầu học nghề may cụ thân sinh truyền cho.

Với bản tính thâm trầm cùng với những suy nghĩ thấu đáo của một người cha, mặc dù có tận 3 cậu con trai nhưng cụ thân sinh của Tiến Đạt đã  quyết tâm truyền lại nghề cho cậu út và coi đó như thêm một cái “cần câu cơm” cho đứa con trót đam mê nghệ thuật những khi cuộc sống vật chất bấp bênh . Anh chia sẻ: “Thực ra nghề may thì không có gì gọi là bí truyền nên cụ thân sinh truyền nghề cho con mình thế nào thì truyền cho người ngoài cũng thế tuy nhiên trong quá trình phục vụ khách cũng cần sự linh hoạt để điều chỉnh từng số đo, từng đường kim mũi chỉ cho phù hợp bởi sản phẩm may đo thủ công không thể áp dụng của người này cho người khác”.

Cũng chính với nghề tay trái này đã là một cách giải quyết vấn đề kinh tế hữu hiệu cho cả gia đình anh thời bấy giờ. Không ít những nghệ sỹ nói vui với Tiến Đạt rằng anh “sướng” hơn những nghệ sỹ khác bởi giữa thời buổi “nghệ sỹ 10 ông đi buôn thì chín ông rưỡi cầm chắc cái lỗ về mình” thì ở lĩnh vực truyền hình Tiến Đạt lại có quyền “chọn vai”.

Anh kể thời bấy giờ cụ thân sinh của anh là người đảm nhiệm hầu hết trong việc may đo trang phục cho các cán bộ Trung Ương. Trong một lần cả gia đình được bác Đồng (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) mời vào Phủ Chủ tịch chơi và anh được đi theo bố mẹ và người anh cả. Tiến Đạt nhớ mãi những lời động viên rất chân thành của bác khi nghe anh tâm sự mình làm ở đoàn kịch Hà Nội và phải học thêm nghề may của bố để trang trải cuộc sống: “Tốt lắm! Nghề của bố con đến ta đấy cũng phải trân trọng và cần thiết hơn cả là phải tự cứu lấy mình con ạ”. Chính điều này lý giải vì sao với Tiến Đạt thợ may không phải là một vai diễn giữa cuộc đời nên anh phục vụ khách hàng không chỉ bằng trách nhiệm cùng sự tỉ mỉ mà còn bằng niềm tự hào đối với nghề truyền thống của gia đình.

Âm thanh – “người vợ tốn kém” nhất

Với Tiến Đạt việc chăm chỉ làm thêm nghề tay trái cũng là một cách để kiếm thêm thu nhập phục vụ cho sở thích khá tốn kém của mình. Đó là âm thanh. Anh quan niệm thú chơi này không chấp nhận những tâm hồn cằn cỗi, một khi đã bật âm thanh lên đồng nghĩa với việc mang niềm vui đến cho cả gia đình. Tuy nhiên khi tiếp xúc với Tiến Đạt người ta lại nhận thấy anh là một tay chơi âm thanh khá “tỉnh” bởi khả năng kiềm chế tuyệt vời những ham muốn ích kỷ của bản thân và giữ sự cân bằng giữa gia đình và thú chơi tiêu khiển bởi anh hiểu rất rõ đối với người phụ nữ thì việc chiều theo những sở thích của chồng không đồng nghĩa với việc cảm thông cho những chi phí phục vụ sở thích đó.

Không như mười năm gần đây thị trường âm thanh bắt đầu nở rộ thì việc đặt mua đồ của các nước Mỹ, Anh…không phải là điều quá khó. Tiến Đạt bắt đầu chơi âm thanh từ năm 1982 – đó là thời kỳ cả đất nước còn đang khó khăn và gia đình anh cũng không phải ngoại lệ. Do kinh tế không dư dả nên anh chơi “rón rén” bằng cách mua dần từng bộ phận, từng chi tiết. Khởi nghiệp bằng một cái đầu CD Akai 46D và đắp chiếu để đấy, 4 tháng sau anh tậu thêm bộ amply TK- 140X, sau cùng mới là bộ loa AR4 và …lúc bấy giờ âm thanh mới thực sự hoàn chỉnh. Mặc dù rất đam mê nhưng anh quan niệm mỗi người có một cách “cháy” riêng và anh thường nói vui với mọi người: “Tôi không phải là người nóng vội đến mức bán cả bộ salon đang ngồi, chấp nhận ngồi đất và cho rằng đó là cách ngồi thú vị của Nhật Bản…”

Ngay từ thời thơ ấu gia đình NSƯT Tiến Đạt còn sinh sống ở 48 – Lê Thái Tổ (cạnh Công an quận Hoàn Kiếm), cứ chiều thứ 7 hàng tuần nhà anh là điểm đến của bạn bè hai cụ thân sinh có cùng sở thích khiêu vũ. Đấy là thời hưng thịnh của loại đĩa than 78 (78 vòng/phút) và khi đó Tiến Đạt còn là một cậu bé 8,9 tuổi luôn là người nhận nhiệm vụ thay kim cho đĩa. Từ đó những bản nhạc nhảy nổi tiếng van, tango, cha cha cha…ngấm vào anh lúc nào chẳng biết.

Cho đến nay nghe nhạc bằng đĩa than vẫn là niềm đam mê của anh bởi không chỉ thưởng nhạc bằng tai mà anh còn thưởng bằng cả những kỷ niệm của thời thơ ấu. Nhìn anh nâng niu từng bộ loa camac 3.2 đến amply belcanto e.One, bộ đĩa than VPI aries spas…mới thấy hết sự am hiểu của anh với thú chơi tốn kém này.

Hàng ngày, thời gian rảnh rỗi Tiến Đạt lại mày mò trên mạng hoặc tìm đến những người cùng sở thích để trao đổi thông tin cũng như cách phối ghép thế nào cho hay và hiệu quả. Với anh phối ghép không theo một chuẩn mực nào mà việc người chơi trực tiếp tham gia sáng tạo phối ghép để cho ra sản phẩm cuối cùng là thứ âm thanh mang thương hiệu của chính mình – đó mới là cái thú.

Tiến Đạt không thiên theo chủ nghĩa “nghe nhìn” hay chơi âm thanh mang tính sưu tập như lớp trẻ bây giờ mà với anh quan trọng là sản phẩm mình dùng cho ra âm thanh thế nào. Anh say sưa kể về “kho báu” của mình với hình dáng, đặc tính vô cùng sinh động. Từ bộ loa có dáng hình cục mịch nhưng cho ra sản phẩm âm thanh vô cùng tuyệt vời đến những đĩa than có giá thành tương đối cao, khoảng 150 USD – 200 USD và vô cùng khó tính đòi hỏi người chơi khá cầu kỳ trong bởi chỉ một hạt bụi rơi vào cũng khiến chất lượng âm thanh trở nên méo mó nhưng Tiến Đạt vẫn yêu cái thú chơi đó vô cùng.

Hàng ngày sau khi hoàn thành nhiệm vụ đưa đón đứa cháu nội từ mẫu giáo trở về nhà là thời gian anh dành cho riêng mình, đắm chìm trong sự quyến rũ mà âm nhạc mang lại và anh cũng thường nói vui với mọi người: “Với gia đình âm thanh không chỉ mang niềm vui mà còn góp phần giữ chân người đàn ông với gia đình”

Nghệ sỹ Hồng Loan – “người vợ tôi biết ơn suốt đời”

Kể về gia đình Tiến Đạt không giấu nổi niềm hân hoan khi khoe với phóng viên mình đã có hai cháu nội và anh bằng lòng với niềm vui giản dị hàng ngày sau những giờ làm việc là nhiệm vụ đưa đón cháu nội đi học. Nói về người bạn đời của mình giọng anh đầy hứng khởi pha chút xúc động rưng rưng. Anh chị vốn là bạn học cùng lớp diễn viên trường Sân khấu Việt Nam khóa 68 – 71 và vợ anh là lớp trưởng khoa kịch nói.

Thời ấy thế hệ anh chị chỉ sau khóa của các  anh Thế Anh, Trọng Khôi, Nguyệt Ánh….và may mắn được thầy Chu Ngọc trực tiếp giảng dậy môn “tâm lý biểu diễn”. Là một người thầy có phương pháp giảng dạy độc đáo: không bao giờ diễn mẫu mà chỉ  tập trung vào phân tích tâm lý nhận vật để sinh viên tự bật ra hành động luôn khen ngợi chị về khả năng biểu đạt cảm xúc trong mỗi vai diễn và thường chỉ định chị làm mẫu cho các bạn quan sát và học hỏi.  Anh kể không chỉ riêng anh mà tất cả các bạn học cùng khóa ấy đều ấn tượng về chị - một lớp trưởng rất gương mẫu, chịu khó, cầu toàn và có phần hơi “bôn”. 

Ngày ra trường, anh chị được phân về công tác tại Quảng Ninh và cùng và tại đây tình yêu giữa họ chính thức nảy nở.Cùng là dân gốc Hà Nội lại chung hoàn cảnh xa nhà nên những đùm bọc, giúp đỡ nhau thời ấy đã bước đầu dệt nên mối lương duyên giản dị mà chân thành của anh chị dành cho nhau. Thời bấy giờ cả đất nước chìm trong khó khăn nhưng cuộc sống của một cô gái sinh ra và lớn lên ở Hà Nội như chị cũng chưa bao giờ gặp phải cảnh vất vả xách từng xô nước từ dưới chân đồi lên lưng đồi để tắm.

Dần dà từ những sự giúp đỡ rất giản dị mà thiết thực ấy của anh khiến hai người xích lại gần nhau hơn. Hai năm sau ở Quảng Ninh chị chuyển về Tổng cục xây dựng kinh tế (trước đó là đoàn kịch Trường Sơn) tình yêu của hai người điểm thêm một chút lãng mạn qua những cánh thư bởi không ít lần anh đến đoàn mong gặp được người yêu thì lại đúng vào dịp chị đi lưu diễn.

Đến năm 74, chị chuyển công tác về đoàn kịch Trung Ương tại Hà Nội còn anh vẫn công tác ở Quảng Ninh và hai người lại tiếp tục được nếm trải dư vị của “vợ chồng ngâu” cho đến năm 1978 họ chính thức nên duyên vợ chồng. Mặc dù khi còn ở đoàn kịch quân đội chị đã được thử sức qua nhiều vai diễn, nhiều kịch bản nhưng trong hoàn cảnh những năm 80 ở đoàn kịch Trung ương luôn sáng lên những tên tuổi gạo cội như Tuyết Mai, Bích Thu…với sự bền bỉ với nghề và cơ hội nhận được những vai “đinh” cho lớp kế tiếp là rất khó khăn.

Tuy nhiên, với bản tính dịu dàng, đằm thắm, luôn đặt gia đình lên trên hết nên chị không lấy thế làm buồn mà rất vui vẻ bằng lòng với vị trí diễn viên “kíp 2” (đóng thế cho những diễn viên chính những khi đột xuất vắng mặt), những vai phụ…để rồi âm thầm lui về gia đình để làm tròn trách nhiệm của một người vợ, người mẹ. Cho đến về sau này đặc biệt những năm sắp về hưu chị có cơ hội thử sức với những vai diễn nặng ký.

Nhớ có lần diến viên chính bị ốm và chị được chọn để vào vai cô con dâu Trương Ba trong vở “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Với vai diễn này chị đã khá thành công để trở thành một sự phát hiện mới lạ của cả đoàn. Tiếp theo đó chị thực sự khẳng định mình trong một loạt nhưng vai diễn trong các vở: Trăng soi sân nhỏ, hàng xóm chung cư…và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả yêu thích kịch nói.

Với anh chính đức hy sinh cao cả của người vợ hiền đã trói chân anh đến suốt cuộc đời và anh chị đã có những năm tháng hạnh phúc khiến nhiều người ngưỡng mộ hơn 40 năm qua. Nhìn những cử chỉ ân cần anh chị dành cho nhau tưởng như  những sóng gió – mặt trái của nghệ thuật không chạm nổi đến gia đình nghệ sỹ giản dị này.

Linh Nhi

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.