Hấp dẫn du lịch đánh cá bằng... chim cốc

Hấp dẫn du lịch đánh cá bằng... chim cốc
(PLO) -Phần lớn ngư dân đánh cá đều lệ thuộc vào việc con mồi “vô phúc” cắn câu giăng sẵn hay lớ ngớ bị lạc trong những cái bẫy tinh vi. Riêng một số ngư dân ở Nhật lại có cách đánh bắt hiệu quả hơn thế nhiều: Họ phái lũ chim Cốc rượt theo đàn cá để “câu” chúng. 
 

Những ngư dân sống bằng nghề chài lưới trên dòng sông Nagara ở tỉnh Gifu đã dùng chim Cốc - loài chim bay nhanh, cực kỳ linh hoạt - làm phương kế kiếm ăn của mình trong suốt hơn 1.300 năm qua. Du khách ngày hôm nay đến nước Nhật sẽ có dịp tận mắt chứng kiến một trong những nghệ thuật cổ xưa nhất này ở Nhật Bản. 

Được vua…tài trợ

Đánh cá bằng chim Cốc được xem là một hoạt động quan trọng và Thiên hoàng Nhật đã tài trợ cho các nghệ nhân đánh cá trên sông Nagara kể từ năm 1890, nhằm đảm cho nghề nghiệp có từ xa xưa này cứ thế mà phát huy, trường tồn. Những nghệ nhân sẽ có một tước vị của vua ban gọi là “Hoàng Ngư” – một tước vị được truyền từ cha sang con. 

Đánh cá bằng chim Cốc được áp dụng ở 13 địa phương trên khắp Nhật Bản, từ các hòn đảo Kyushu và Shikoku cho đến dòng sông Fuefuki ở tỉnh Yamanashi, nơi ncách thủ đô Tokyo khoảng 100km về hướng Tây song chỉ duy nhất có ngư dân đánh cá bằng chim Cốc trên sông Nagara thì mới được vua ban tước “Hoàng Ngư” mà thôi.

Ngay cả dòng sông Nagara cũng được hoàng gia bảo hộ để mong muốn nó luôn trong lành. Có 3 “Hoàng Ngư” ở sông Nagara tại thành phố Seki, và họ là 3 trong số 6 người hoạt động trải dọc theo 20km xuôi theo hạ nguồn thành phố Gifu, là thủ phủ của tỉnh Gifu, và đông đảo người mê môn câu cá bằng chim Cốc đã đổ tới đây để ngoạn cảnh.

Các “Hoàng Ngư” khoác áo rơm, dán mắt vào đám chim Cốc, trong khi người trợ tá điều khiển chiếc xuồng.
Các “Hoàng Ngư” khoác áo rơm, dán mắt vào đám chim Cốc, trong khi người trợ tá điều khiển chiếc xuồng. 

Nghề tài khéo

Thực ra, đánh cá bằng chim Cốc không phải vào lúc chập tối mà có thể còn sớm hơn, mỗi chiếc xuồng có một đống lửa củi thông nhỏ đặt ngay trong một cái sọt, treo khéo léo trên một cây sào ngay trước đầu mũi xuồng, không chỉ chiếu sáng đường đi mà còn dẫn dụ đàn cá. Mỗi xuồng có “Hoàng Ngư” và người trợ tá của họ (thường là con trai của người ngư dân) và một “hoa tiêu” ở phía sau chiếc xuồng.

“Hoàng Ngư” là người rất sành giỏi về các luồng con nước, trên tay có từ 10 đến 12 con chim Cốc đang đậu chễm chệ, mỗi con có một dây buộc ở cổ và cột vào tay người ngư dân, còn tay kia sẽ có một số dây khác để làm một số động tác nào đó. 

Đám chim Cốc bước ra trước mũi xuồng và lặn xuống săn cá. Nếu đám chim Cốc tìm được cá, chúng bay lên xuồng và “Hoàng Ngư” sẽ cạy mỏ Cốc để lôi con cá ra, xong lại nhảy xuống sông săn cá lần hai. Cách thức đánh bắt cá kỳ thú này thậm chí đã khiến ngôi sao điện ảnh – vua hề Charlie Chaplin - rất ấn tượng khi ông đi du lịch trên sông Nagara, vua hề tán dương nó là “nghệ thuật truyền thống đẳng cấp nhất ở Nhật Bản”.

Khách du lịch có 2 sự lựa chọn để xem nghề truyền thống lạ mắt này: Hoặc là ngồi thuyền du lịch để xem trực tiếp, hay chỉ là đứng ven sông dõi mắt nhìn phong cảnh sông nước huyền ảo khi đêm về. Thuyền du lịch sẽ đậu dọc theo bờ sông, chờ khi các xuồng của “Hoàng Ngư” đi qua. Có nhiều vị trí để đánh cá bằng chim Cốc trên sông Nagara mỗi khi đêm về, từ khoảng 8 giờ rưỡi tối đến 9 giờ rưỡi tối. 

Trước khi khách lên các tàu du lịch, một “Hoàng Ngư” sẽ mô tả các kỹ năng đánh cá bằng cách sử dụng một trong các con chim Cốc của mình. Các “Hoàng Ngư” thường mặc một bộ đồ sẫm màu, đội nón và khoác áo rơm y như cách ăn vận của cha ông họ từ cách đây hàng trăm năm. Khi đến giờ đã định, 3 cột pháo hoa sẽ bắn tung lên bầu trời đêm, báo hiệu việc đánh cá bằng chim Cốc bắt đầu. 

Ngư dân lấy những con cốc ra khỏi giỏ trên xuồng chài tại thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi.
Ngư dân lấy những con cốc ra khỏi giỏ trên xuồng chài tại thành phố Iwakuni, tỉnh Yamaguchi. 

Kỹ thuật điêu luyện

Lũ chim Cốc được vận chuyển trong giỏ, sau đó được cho bay ra và đậu trên tay “Hoàng Ngu” thông qua những dây buộc cổ được gắn trên tay họ. Cái dây buộc cổ này không  những để kiểm soát hoạt động của con chim mà còn ngăn ngừa tính phàm ăn của chúng khi lỡ trớn nuốt luôn những con cá to. Dây được buộc sao cho chúng đủ thở, không xiết chặt cổ chúng mà chúng vẫn có thể xơi ngon lành những con cá nhỏ.

Những con chim Cốc nào thường cao từ 80 cm đến 90 cm, ngay họng được gắn cái khoen để chúng không dễ nuốt trôi nếu “vớ bẫm”. Nhờ cái khoen cổ này mà khi ngoạn đủ một lượng cá nhất định giữ trong cổ họng, các “Hoàng Ngư” sẽ giật dây báo hiệu cho con Cốc quay trở lại xuồng, rồi nắn vào khoen cổ chim để bắt chúng nôn ra những thứ đang ngậm bên trong. Điều này có nghĩa là cá sẽ không bị lũ chim nuốt trọn vào dạ dày, vẫn đảm bảo tươi nguyên để sau đó làm thực phẩm.

Mục tiêu chính để đánh bắt trên dòng sông Nagara là cá Ayu, loài cá này gọi là Cá ngọt (Cá Cam) do bởi cái vị ngọt của thịt cá. Người ra nói rằng thịt cá có mùi thơm của “dưa và dưa leo” và được mệnh danh là một món sơn hào hải vị của địa phương này.

Mỏ chim Cốc để lại dấu vết khi nó có cá, và là chỉ dẫn để hiểu xem lũ chim đã “câu” được cá hay ra về tay không, còn cái mỏ chim là dấu hiệu của chất lượng cá. Số cá Ayu tươi sống trong vụ đánh cá lần đầu tiên sau đó sẽ được gửi trực tiếp vào Hoàng cung Nhật Bản ở thủ đô Tokyo. 

Các “Hoàng Ngư” nuôi đám chim trong các chuồng nằm sát nhà mình, mỗi ngày âu yếm trò chuyện với đám chim, gõ nhẹ lên đầu chúng, gãi nhẹ lên bụng để cho đám chim thấy được tình yêu thương giữa chủ nhân và chim chóc. Loài chim Cốc sống chủ yếu ở sông Nagara.

Những con chim Cốc chạy về chuồng trong ngôi nhà của “Hoàng Ngư”. Mỗi ngày, họ dùng từ 10 đến 12 con Cốc để đánh bắt cá.
Những con chim Cốc chạy về chuồng trong ngôi nhà của “Hoàng Ngư”. Mỗi ngày, họ dùng từ 10 đến 12 con Cốc để đánh bắt cá.

Cánh ngư dân bắt lũ chim Cốc non ngoài thiên nhiên, cho chim uống nước sông mát lành, từ từ dạy cách đánh bắt cá. Chim Cốc Nhật Bản sống khoảng 15 năm (kỷ lục là 26 năm), nhưng phải mất 3 năm để huấn luyện chim non thành chim săn cá.

Các “Hoàng Ngư” rất ngưỡng mộ loài vật trung thành, nhanh nhẹn và được ân sủng, cũng như đôi mắt xanh màu cô-ban tuyệt đẹp cùng cái mỏ móc. Họ khẳng định rằng nghề truyền thống này chỉ thực sự tồn tại thông qua việc nuôi dưỡng chim Cốc trở thành một thành viên của gia đình.

Nghệ thuật đánh cá bằng chim Cốc diễn ra hầu như hàng đêm, và khách du ngoạn bằng thuyền có thể đậu ở phía mạn Nam của sông Nagara, gần bờ Tây mé cầu Nagara. Từ ngày 11/5 đến 15/10 hàng năm, đêm nào du khách cũng có thể xem chim Cốc, ngoại trừ ngày trăng rằm hoặc khi mực nước sông dâng cao, nước sông quá đục hoặc mưa quá nhiều phải hủy hoạt động đánh cá.../.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.