Giới trẻ tiếc nuối 'quay lưng' với phim truyền hình

(PLO) - Dường như thời điểm “vàng” của phim dành cho lứa tuổi học sinh, sinh viên đã qua, vài năm gần đây, khán giả hiếm thấy những bộ phim hay thuộc phân khúc này nữa. Hầu hết phim truyền hình hiện nay chủ yếu xoay quanh chuyện tình nam nữ, chuyện mưu lợi và tranh đoạt.

Sự thay đổi phân khúc

Hơn một năm trở lại đây, truyền hình chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của phim truyền hình các nước châu Á vốn trước giờ không có thị phần truyền hình tại Việt Nam: Ấn Độ, Phillipines, Thái Lan. Với  ưu điểm là dàn diễn viên đẹp, cốt truyện li kì, hấp dẫn. Sự thoái lui của phim Hàn trên các đài truyền hình cũng đánh dấu sự chuyển đổi phân khúc này: Giới trẻ lựa chọn mạng internet làm phương tiện chủ yếu để xem phim, còn vô tuyến truyền hình trở thành bạn thân của các bà nội trợ. 

Chính từ sự thay đổi phân khúc này, cùng với thành công của phim truyền hình các nước lân cận tại thị trường Việt Nam, phim Việt cũng “chuyển hướng” theo. Lướt sóng phim truyền hình thời gian này khán giả sẽ bắt gặp hàng loạt phim truyền hình có những cái tên rất kêu: “Đồng tiền quỷ ám” (VTV1); “Đam mê nghiệt ngã”; “Bướm đêm” (VTV3), “Nghề thế thân”; “Con anh, con em, con người ta” (HTV)...  thiên về chuyện tình, tiền, tranh quyền, đoạt lợi hay báo thù, trả hận, với những tình tiết éo le, lắt léo.  

Giờ đây, giới trẻ không mấy người còn bật tivi để xem phim, thú giải trí truyền hình của họ đã chuyển sang các thể loại gameshow truyền hình thực tế, sôi động, gay cấn hơn, với các “sao” nổi tiếng ăn mặc bắt mắt.

Một cảnh trong phim “Gọi giấc mơ về”, phim về lứa tuổi học trò từng làm rung động nhiều trái tim khán giả.

Một cảnh trong phim  “Gọi giấc mơ về”,  phim về lứa tuổi học trò từng làm rung động nhiều trái tim khán giả.

Thời hoàng kim bao giờ trở lại?

Tuy nhiên, sự thay đổi phân khúc cũng chỉ mang tính tương đối, và việc phim truyền hình đi sâu vào phân khúc nội trợ, “bỏ quên” đối tượng học sinh, sinh viên (HS, SV) đã khiến nhiều người tiếc nuối. Thời điểm 5 năm – 10 năm trở về trước được coi là thời “hoàng kim” của phim HS, SV khi mỗi năm có không ít phim truyền hình chất lượng được “ra lò”. 

Năm 2011, “Phía trước là bầu trời”, bộ phim về HS, SV của đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã lên sóng, chinh phục một lượng lớn khán giả trẻ, thậm chí làm mê mẩn cả những người lớn tuổi. Thời điểm từ 2005 – 2010 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của dòng phim hướng về phân khúc này, khi hàng loạt bộ phim chất lượng ra mắt khán giả trẻ tuổi. Phim “Hướng nghiệp” (2005) xoáy sâu vào những bước chân chập chững vào đời của các bạn SV mới ra trường.

Những khó khăn, thử thách cũng như cám dỗ mà họ phải đối mặt rất thật, rất đời, cùng với diễn xuất đầy sức hút của dàn diễn viên trẻ đã tạo cho bộ phim một ấn tượng sâu sắc tận đến ngày nay. Năm 2007, cùng lúc hai bộ phim “Kí túc xá” và “Gọi giấc mơ về” lên sóng truyền hình, khiến giới trẻ “phát sốt”. Trong khi “Kí túc xá” xoay quanh đời sống SV vui vẻ, tinh quái mà cũng lắm âu lo thì “Gọi giấc mơ về” như một bản nhạc trong trẻo về tuổi học trò hồn nhiên, vô tư lự đã thu hút khán giả ở mọi lứa tuổi. Có một thời, các bạn trẻ như “ăn ngủ” cùng những nhân vật đáng yêu trong phim: Phụng (Minh Hằng), Quân (Huỳnh Đông)… 

Một bộ phim truyền hình về SV khác đã gây nên một hiệu ứng mạnh mẽ, đó là phim “Cổng mặt trời” (2010). Với cốt truyện giản dị nhưng đầy ý nghĩa, cùng diễn xuất chân thật, cuốn hút của dàn diễn viên, bộ phim đã đi vào lòng khán giả, được coi là phim “kinh điển” về SV qua nhiều thế hệ. Không những để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người xem, những bộ phim hay về HS, SV nói trên còn góp phần vào làng nghệ thuật những lớp diễn viên trẻ, tài năng: Kinh Quốc (Hướng nghiệp); Minh Hằng, Huỳnh Đông, Ngân Khánh (Gọi giấc mơ về); Tú Vi, Lê Bê La, Lương Thế Thành, Ngọc Lan (Cổng mặt trời)…

Đáng tiếc là, từ 2010 đến nay, ngoài một phim truyền hình dành cho SV ngành cảnh sát “Chạm tay vào nỗi nhớ” (2013), thì không còn những bộ phim chất lượng dành cho HS, SV như thế nữa. Trên thực tế, mặc dù nhu cầu có giảm đi, song lứa tuổi HS, SV vẫn mong muốn có được những bộ phim hay, để đời dành cho mình.

Đến nay, nhiều bạn trẻ vẫn tiếc nuối đặt câu hỏi: Bao giờ thì họ được xem những bộ phim hay dành cho lứa tuổi của mình như các thế hệ trước? Sự thờ ơ của các nhà làm phim dành cho dòng phim này là thiệt thòi không nhỏ cho các bạn trẻ. Ở một khía cạnh khác, những bộ phim hay dành cho lứa tuổi HS, SV sẽ góp phần gửi đi những thông điệp ý nghĩa, những bài học sống đẹp và cả những kĩ năng vào đời. Đó là những điều mà họ khó có thể tìm thấy ở gameshow truyền hình thực tế hay thế giới mạng sôi động…

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.