Dị nhân với cây "rồng sắt" biết hát

Gọi ông là dị nhân bởi lẽ khắp trong Nam, ngoài Bắc ông là người duy nhất vừa có thể biểu diễn thành thục bài võ sáo “độc nhất vô nhị”, vừa có thể ngân nga hàng trăm khúc nhạc trên cây sáo sắt nặng tựa xà beng. Ông là võ sư Trịnh Như Quân, truyền nhân của võ sáo Yên Thế.

Gọi ông là dị nhân bởi lẽ khắp trong Nam, ngoài Bắc ông là người duy nhất vừa có thể biểu diễn thành thục bài võ sáo “độc nhất vô nhị”, vừa có thể ngân nga hàng trăm khúc nhạc trên cây sáo sắt nặng tựa xà beng. Ông là võ sư Trịnh Như Quân, truyền nhân của võ sáo Yên Thế.

Võ sư Trịnh Như Quân với cây sáo rồng bằng sắt
Võ sư Trịnh Như Quân với cây sáo rồng bằng sắt

Bộ sáo khủng

Tôi bất ngờ ghé thăm tư gia của võ sư Trịnh Như Quân giữa thành phố Bắc Giang vào lúc ông vừa đi in bản nhạc “Khúc hát sông quê” để tập luyện cho chương trình biểu diễn xuân Nhâm Thìn. Năm nay, ông đã ở cái tuổi lục tuần, tóc lơ phơ bạc nhưng dáng đi của con nhà võ hãy còn nhanh nhẹn, đôi mắt tinh anh, giọng nói sang sảng và phong độ đi quyền múa sáo, lấy hơi thổi hàng trăm ca khúc vẫn chưa hề có dấu hiệu của tuổi tác.

Trên chiếc chõng tre đặt giữa nhà là cây sáo sắt mới trình làng của ông. Ngắm nghía cây sáo mà tôi không khỏi ngạc nhiên về sự kỳ dị. Sáo là nhạc cụ, nó có thể bằng tre, bằng trúc nhưng đằng này lại được rèn bằng sắt, dài quá đầu người trưởng thành, nặng ngang xà beng thì đúng là “của độc”. Không thẳng thớn như bình thường, cây sáo còn uốn lượn như rồng, như rắn với những đường cong mềm mại khiến người ta “mắt chữ A, mồm chữ O” vì kinh ngạc.

Cười hà hà, ông bảo: “Nhìn cây sáo nhỏ nhắn nhưng nó nặng tới năm kg và dài tới hai mét.   Năm nay là năm Thìn nên cây sáo được chế tạo tựa theo dáng rồng lượn. Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ. Lại là rồng thời Lý với những đặc điểm đầu rùa, mình trơn. Tôi lựa chọn nó bởi lẽ đất Kinh Bắc chính là nơi phát tích của vương triều Lý huy hoàng trong lịch sử”.

Ngoài cây sáo rồng mới ra lò, ông còn sở hữu những cây sáo sắt mà không ai có thể nghi ngờ gì về kỷ lục lớn, nặng nhất của nó. Từ cây sáo bằng sắt nặng dưới 1 kg, ông đã “nâng đời”, rèn một cây sáo có tên “Giọt mưa thu” nặng 2.8 kg, dài 1m, có độ dày đến 0,5cm; một cây tên là “Tiêu Tương”, dài 1,6m - nặng 4 kg; một cây tên là “Cõi Thiên Thai” nặng 3,5 kg...Mỗi cây đều được đặt tên theo những ca khúc nỗi tiếng của Đặng Thế Phong, Văn Cao...

Để có được những cây sáo xếp vào hàng “độc nhất vô nhị”, võ sư Quân đã phải “lao tâm khổ tứ” nhiều tháng ròng để rèn rũa những cái cọc xà beng khổng lồ thành một cây sáo đích thực. Việc chế táo sáo bằng những cây sắt “khủng” bất chấp những nguyên tắc thông thường của vật lý, hóa học trong chế tạo nhạc cụ. Thế mà âm thanh của tiếng sáo sắt tạo ra rất khỏe, hơn hẳn các chất liệu khác.

Ông Quân lùng mua thứ sắt thép đặc biệt, rồi đặt hàng rèn sáo tại một lò rèn nổi tiếng ở làng thép Đa Hội, Bắc Ninh, nơi từng luyện kiếm khét tiếng xưa kia. Sáo liền khối, không chắp nối mà vẫn đảm bảo những tiêu chuẩn về âm nhạc. Chữ Nho, hình cánh chim Lạc dọc trên thân sáo được khắc tinh sảo. Chữ trên thân sáo là của ông giám đốc Bảo tàng Bắc Giang, nét khắc của một nghệ nhân đã từng khắc chữ trên bia đá Văn Miếu, đủ thấy ông Quân công phu với những đứa con tinh thần như thế nào.

Rồi ông còn khoan lỗ sáo, chỉnh âm-cái công việc vốn dĩ đòi hỏi một năng khiếu âm nhạc và đôi tài thỉnh âm cực kỳ tinh nhạy. Có như thế những nốt nhạc phát ra mới tròn vành, mới có thể hòa nhạc điện tử và đáp ứng tốt những tiêu chuẩn quốc tế. Vui chén trà, ông bảo: “Sáo có kích thước khủng nên không ít lần tôi đã dở khóc, dở cười với chúng. Có lần không được cho lên xe khách, có lần bị cấm vào nơi biểu diễn vì người ta tưởng mình mang theo vũ khí...”

Trịnh Như Quân và Hà Phương Thọ tạo nên một “cặp bài trùng”.
Trịnh Như Quân và Hà Phương Thọ tạo nên một “cặp bài trùng”.

Tuyệt kỹ võ sáo

Ăn vội bữa trưa với cơm nếp, muối vừng trên chiếc chõng tre, võ sư Trịnh Như Quân kéo tôi tới một khu “điền trang” của một đại gia giàu có, nơi ông đã biểu diễn quen mặt. Cầm cây sáo rồng ra xe, ông bảo: “Cái thứ võ sáo tinh diệu lẫn âm thanh vi vu từ cây sáo sắt phải được biểu diễn ở một khung cảnh đẹp. Đó là không gian thâm nghiêm, cổ kính của chùa Bổ hay nơi non xanh, nước biếc, có đá, có suối giữa thiên nhiên thì mới có thể cảm nghiệm hết được”.

Đứng thế tấn trên một đồi cỏ giữa khu điền trang, võ sư Quân áo cổ tròn, cài khuy của con nhà võ, nhẹ nhàng nâng cây sáo sắt lên ngang vai, rồi bất thần xoay mình chuyển thế, cây sáo vèo vèo, tiếng gió rít đến lạnh gáy người thưởng, vút lên trong không trung, rồi bổ một cú như trời giáng xuống nền cỏ tạo thành vết lõm. Với 53 chiêu thức võ công được biến hoá để tạo sức công phá cho sáo sắt, bài võ “Bóng trăng Phồn Xương” thật sự có sức sát thương mạnh mẽ.

Những thế võ sáo ảo diệu, tinh vi, đạt đến trình độ tuyệt kỹ mà đằng sau đó là một nội công thâm hậu lẫn bản lĩnh dũng mãnh của người luyện võ. Thành công ngày hôm nay của võ sư Trịnh Như Quân là kết quả của những năm tháng miệt mài khổ luyện dưới bóng trăng rừng Phe. Năm 1991, trong một lần đi điền dã sưu tầm các bài võ cổ, vào bản Rừng Phe, gặp được cụ Triệu Quốc Uý-truyền nhân cuối cùng của bài sáo võ “Bóng trăng Phồn Xương”-ông Quân đã ngay lập tức bị hút hồn bởi tuyệt kỹ sáo võ Yên Thế.

Tương truyền đây chính là ngón võ sở trường và đam mê của chính Hùm xám Hoàng Hoa Thám. Thế võ biến hóa vừa là một cây sáo chơi “nhạc” vừa là một thứ vũ khí khi xung phong giữa trận tiền đã khiến cho bao quân địch kinh hồn bạt vía giữa núi rừng Yên Thế. Thời gian trôi đi, thế võ “thiết địch” (sáo sắt) đã tưởng chìm vào quên lãng với bao huyền thoại hư hư thực thực thì cũng là lúc ông Quân bỏ công bỏ việc, bỏ nhà bỏ cửa vào rừng Phe “bái sư” luyện võ.

Suốt nhiều ngày, nhiều tháng khổ luyện, lại sẵn năng khiếu và bản lĩnh võ thuật, ông Quân đã học được cách tạo âm thanh và các ngón võ biến ảo của cây sáo sắt lạnh ngắt. Đến năm 1993, ông Quân bắt đầu biểu diễn bài “Bóng trăng Phồn Xương” và sáo võ đá chính thức được ghi vào “Sổ tay võ thuật toàn quốc”, các chiêu võ sáo đã đoạt nhiều giải đặc biệt trong các hội diễn thể thao trong cả nước. Tháng 6/2008, ông cùng võ sáo Việt Nam đã được trao giải nhì trong “Liên hoan điện ảnh và truyền hình thể thao quốc tế - FICTS Việt Nam lần thứ IV”.

Xà beng biết hát

Nếu chỉ biểu diễn võ sáo thông thường thì cây sáo sắt cũng chả khác gì những cây gậy, cây kiếm, điều đặc biệt ở đây là võ sư Trịnh Như Quân còn khổ luyện biểu diễn thành công biến tác phẩm của mình thành những cái “xà beng biết hát”, “rồng sắt biết hát” làm say đắm bao người hâm mộ khắp trong và ngoài nước.

Đưa cây sáo sắt lạnh ngắt lên ngang môi, ông Quân đắm đuổi thổi. Kỳ lạ, chỉ riêng cái việc vác sáo lên vai đã khiến người khác ê ẩm cả người, mà ông Quân chơi đủ cả kim cổ giao duyên. Đến đoạn của Đặng Thế Phong: “Giọt mưa thu/ thánh thót rơi/ trời lắng u hoài/ mây hắt hiu ngừng trôi”, tiếng sáo vẫn bay bổng giữa trời khiến người xem không ngừng vỗ tay khen ngợi.

Niềm say mê âm nhạc như đã ngấm vào máu, cho đến nay võ sư Trịnh Như Quân có thể biểu diễn hàng trăm bài hát mà không cần nhìn bản nhạc. Từ Tiếng sáo người lính trẻ, Ngày hội non sông, Làng Tôi, Đàn Chim Việt cho tới những: Suối mơ, Thiên thai, Giọt mưa thu, Con thuyền không bến, Một cõi đi về...ông đều có thể biểu diễn một cách thành thục như đã “in vào trong não”.

Quả thực lúc đầu tôi không dám nghĩ, cái cây sáo sắt nặng như xà beng, uốn lượn như rồng kia lại có thế phát ra tiếng nhạc, mà lại do một ông đã sáu mươi tuổi biểu. Thế nhưng xem ông biểu diễn mới thấy sức “thổi hơi” của ông khỏe thật, gân cốt lẫn nội công của ông quả là thâm hậu. Tôi hiểu rằng, cái khả năng ấy không phải chỉ đơn thuần do luyện tập mà có mà còn do tình yêu với âm nhạc, tình yêu với thứ võ cổ truyền của dân tộc.

Tâm sự trước khi tiễn khách, ông Quân bảo: Cho đến bây giờ sau gần hai chục năm biểu diễn võ sáo, niềm vui nho nhỏ của ông là vừa rồi gặp được một người có thể hát thành công những ca từ của cây sáo sắt. Người nghệ sĩ nghiệp dư Hà Phương Thọ sau những tháng ngày được ông rèn rũa đã tạo nên một “cặp bài trùng” cùng cây sáo sắt. “Chính nhờ có tiếng hát mạnh như gươm đao, lạnh như kim khí của Phương Thọ mà tiếng sáo sắt như được thăng hoa hơn”.

Hoàng Giang

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.