Cục Nghệ thuật biểu diễn bỏ “lệnh cấm” 5 bài hát trước năm 1975 vì không đủ lý do “cấm“

Cục Nghệ thuật biểu diễn bỏ “lệnh cấm” 5 bài hát trước năm 1975 vì không đủ lý do “cấm“
(PLO) -Ngày 14/4/2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch) ra quyết định thu hồi Quyết định số 20/QĐ-NTBD ngày 22 tháng 3 năm 2017 và Công văn số 110/NTBD-QLBĐ ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Cục Nghệ thuật biểu diễn về việc thu hồi 05 bài hát sáng tác trước năm 1975 với lý do không đủ cơ sở tạm thời dừng phổ biến. 

Ngày 14/4/2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch” ra quyết định thu hồi Quyết định số 20/QĐ-NTBD ngày 22 tháng 3 năm 2017 và Công văn số 110/NTBD-QLBĐ ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Cục Nghệ thuật biểu diễn về việc thu hồi 05 bài hát sáng tác trước năm 1975 với lý do không đủ cơ sở tạm thời dừng phổ biến 05 bài hát gồm “Cánh thiệp đầu xuân - tác giả Lê Dinh, Minh Kỳ”; “Rừng xưa - tác giả Lam Phương”; “Chuyện buồn ngày xuân -  tác giả Lam Phương”; “Con đường xưa em đi - tác giả Châu Kỳ, Hồ Đình Phương”; “Đừng gọi anh bằng chú - ghi tên tác giả là Diên An” theo ý kiến đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh.

Cụ thể,  Căn cứ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP; Căn cứ Quyết định số 4148/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Nghệ thuật biểu diễn; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 1575/BVHTTDL-VP ngày 14 tháng 4 năm 2017; Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Băng đĩa, Quyết đinh: Điều 1. Thu hồi Quyết định số 20/QĐ-NTBD ngày 22 tháng 3 năm 2017 của Cục Nghệ thuật biểu diễn về việc thu hồi 05 bài hát sáng tác trước năm 1975 và Công văn số 110/NTBD-QLBĐ ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Cục Nghệ thuật biểu diễn gửi Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh về việc thống nhất tạm thời dừng việc lưu hành một số bài hát đã được cấp phép phổ biến. 

"Con đường xưa em đi" tiếp tục được "đi".
"Con đường xưa em đi" tiếp tục được "đi".

Lý do: Không đủ cơ sở tạm thời dừng phổ biến 05 bài hát gồm “Cánh thiệp đầu xuân - tác giả Lê Dinh, Minh Kỳ”; “Rừng xưa - tác giả Lam Phương”; “Chuyện buồn ngày xuân -  tác giả Lam Phương”; “Con đường xưa em đi - tác giả Châu Kỳ, Hồ Đình Phương”; “Đừng gọi anh bằng chú - ghi tên tác giả là Diên An” theo ý kiến đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, Trưởng phòng Quản lý băng đĩa, Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.