Chuyện tình nữ phóng viên 'Dưới bầu trời xa cách'

Chuyện tình cảm lãng mạn, đáng yêu giữa một phóng viên Nhật Bản và chàng sinh viên Việt Nam
Chuyện tình cảm lãng mạn, đáng yêu giữa một phóng viên Nhật Bản và chàng sinh viên Việt Nam
(PLO) -Sau ‘Người cộng sự’ (2013) và ‘Khúc hát mặt trời (2015), Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục có thêm một bộ phim truyện hợp tác với Nhật Bản mang tên “Dưới bầu trời xa cách”. Thông qua “Dưới bầu trời xa cách”, VTV góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.

"Dưới bầu trời xa cách" được chắp bút bởi Mieko Shimojima, một nữ biên kịch giàu kinh nghiệm, nặng lòng với hòn đảo Okinawa, Nhật Bản và cũng dành nhiều tình cảm cho Việt Nam. Cùng sự hỗ trợ của biên tập Nguyễn Thu Thủy (tác giả kịch bản Zippo, Mù tạt và em), bà Shimojima mất tới gần 5 tháng, với nhiều lần đi thực tế đến Việt Nam, kịch bản mới hoàn thành.

Theo tác giả, bộ phim không chỉ là chuyện tình cảm lãng mạn, đáng yêu giữa một phóng viên Nhật Bản và chàng sinh viên Việt Nam, mà với sợi dây vô hình xuyên suốt từ đầu đến cuối, qua những kí ức về chiến tranh của thế hệ đi trước. “Dưới bầu trời xa cách” còn là sự kết nối của 2 dân tộc đồng cảm với những mất mát trong quá khứ, là những thông điệp nhân văn về  khát vọng hòa bình,  niềm tin ở tương lai. 

Đạo diễn của bộ phim là NSƯT Vũ Trường Khoa và đạo diễn Đào Duy Phúc. Với độ dài 120 phút, "Dưới bầu trời xa cách" là sản phẩm mới nhất của 2 đạo diễn: NSƯT Vũ Trường Khoa và Đào Duy Phúc, có sự góp mặt của các diễn viên Việt Nam và Nhật Bản.

Mặc dù là lần đầu tiên kết hợp làm phim, nhưng 2 đạo diễn đã tận dụng rất tốt thế mạnh của nhau để giúp bộ phim mang đậm ngôn ngữ điện ảnh, cách kể chuyện hấp dẫn, kịch tích và cũng đầy tình tiết lãng mạn. "Dưới bầu trời xa cách" có tiết tấu nhanh, cách làm phim hiện đại và đầy ắp cảm xúc. 

"Dưới bầu trời xa cách" còn là sự kết nối của 2 dân tộc đồng cảm với những mất mát trong quá khứ, là những thông điệp nhân văn về khát vọng hòa bình, niềm tin ở tương lai.
"Dưới bầu trời xa cách" còn là sự kết nối của 2 dân tộc đồng cảm với những mất mát trong quá khứ, là những thông điệp nhân văn về  khát vọng hòa bình, niềm tin ở tương lai.

Một điểm đặc biệt của "Dưới bầu trời xa cách" là phim được thu tiếng đồng bộ và hầu như toàn bộ lời thoại trong phim bằng tiếng Nhật. Điều này khiến cho nam diễn viên chính của phim, Quang Sự (vai Hải) đã gặp không ít khó khăn, khi anh không những phải học thuộc thoại tiếng Nhật, phát âm một cách chính xác mà còn phải kết hợp diễn xuất nhuần nhuyễn với các diễn viên Nhật Bản. Trước khi quay phim, Quang Sự đã dành 2 tháng để học cách phát âm lời thoại trong kịch bản sao cho thật chuẩn xác.

Đóng cặp với Quang Sự là Miyagi Karin, một diễn viên trẻ của Nhật Bản, đang hoạt động nghệ thuật ở Tokyo. Bộ phim còn quy tụ một số diễn viên tên tuổi của Nhật Bản, trong đó đáng chú ý là Teruya Toshiyuki (vai Higa), người đã tham gia rất nhiều bộ phim ở xứ hoa anh đào và được khán giả ở Okinawa rất hâm mộ. Về phía Việt Nam, bên cạnh Quang Sự, "Dưới bầu trời xa cách" còn có sự góp mặt của các diễn viên Chí Nhân, Viết Liên, Hương Giang, Đình Tú…

Phim được ghi hình ở Nhật Bản và Việt Nam trong khoảng 6 tuần. Các nhà quay phim của Trung tâm Sản xuất phim (VFC) đã sử dụng máy quay hiện đại đạt chất lượng hình ảnh 4k, kết hợp công nghệ xử lý hình ảnh hậu kỳ digital. Nhờ vậy, "Dưới bầu trời xa cách" đã có phần tạo hình rất điện ảnh. Bộ phim hứa hẹn rất ấn tượng với những bối cảnh tuyệt đẹp và mang đậm nét văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản.

Đoàn làm phim và các nghệ sĩ Việt - Nhật
Đoàn làm phim và các nghệ sĩ Việt - Nhật

Ví dụ như: Lễ hội dây thừng khổng lồ của thành phố Naha, những bờ biển xanh ngắt trải dài bên hàng cây Fuguki chắn sóng ở mũi biển Bise tại Okinawa. Hình ảnh của Hà Nội với phố phường nhộn nhịp, những cảnh sắc nông thôn Bắc bộ đầy hữu tình, những lễ hội đậm chất dân gian…

Chương trình được VTV đầu tư kỹ càng về mặt nội dung, hình thức thể hiện. Bộ phim sau đó sẽ được phát sóng tại Đài truyền hình Ryukyu Asahi Broadcasting (QAB) của Nhật Bản, dự kiến vào tháng 3/2017. Việc phát sóng các bộ phim truyền hình tại nước ngoài cũng nằm trong mục tiêu của Đài Truyền hình Việt Nam, thông qua các sản phẩm truyền hình chất lượng cao, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra với bạn bè quốc tế.

Phim được phát sóng trên kênh VTV1 vào khung giờ VTV Đặc biệt: 20h45 ngày 22/1/2017 và tại Nhật Bản vào tháng 3/2017.

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.