“Chôm chỉa” tác phẩm - vấn nạn của làng nghệ thuật

Bức ảnh một nhà báo chụp cơn mưa lớn ở TP HCM ngày 26/9 bị một thành viên hội nhiếp ảnh nhận là của mình.
Bức ảnh một nhà báo chụp cơn mưa lớn ở TP HCM ngày 26/9 bị một thành viên hội nhiếp ảnh nhận là của mình.
(PLO) - Trong làng văn nghệ, chuyện “chôm chỉa” tác phẩm của nhau không còn quá mới mẻ. 

Mỗi lần một sự việc bị phát hiện lại gây nên vụ ồn ào, xấu mặt cho người đi ăn cắp, thế nhưng, chuyện này vừa lắng xuống, chuyện khác đã bùng lên, dường như ăn cắp chất xám đã trở thành căn bệnh trầm kha của nhiều người làm nghệ thuật.

Nhan nhản…

Nếu không xuất hiện trong một chương trình truyền hình và được nhiều người biết đến, có lẽ bài hát “Ga buồn” của nghệ sĩ Linh Tý vẫn chưa bị phát hiện là một tác phẩm “bình mới, rượu cũ” mà anh lấy của nhạc sĩ khác. Sau khi lên truyền hình biểu diễn và nhận đó là bài hát mình tự sáng tác trong chương trình Nghệ sĩ đa tài, Linh Tý đã bị khán giả và ca sĩ từng thể hiện bài hát trước 1975 “vạch mặt”. Hóa ra, tác phẩm “Ga buồn” -  tác giả Linh Tý lại là một sáng tác ít người biết đến của một nhạc sĩ thời điểm trước 1975. Sau sự cố, mặc dù đã có lời giải thích nghe khá xuôi tai, là từ nhỏ đã nghe cha mình hát bài hát này và tưởng đó là của ông, sau đó khi ban tổ chức chương trình có yêu cầu để tên tác giả, Linh Tý đã hỏi ý kiến cha mình và được đồng ý nên mới đề tên vào nhưng cũng không “gỡ gạc” lại được sự mất niềm tin cho khán giả. Bởi không chỉ trong chương trình truyền hình phát tối 20/9, Linh Tý đã chia sẻ về lý do sáng tác bài “Ga buồn” như thật, mà thực ra, trước đó bài hát đã xuất hiện nhiều trên mạng xã hội với tên tác giả Linh Tý.

Những lời “chèo chống” này khiến người ta nhờ lại một sự việc cách đây không lâu, cũng là một tác phẩm âm nhạc sau khi lên truyền hình thì bị tác giả thật sự đòi công bằng. Đó là ca khúc “Điều em muốn nói”, được sao trẻ Mờ Naïve (Trần Hà My) giới thiệu trên chương trình “Bữa trưa vui vẻ” là ca khúc do mình sáng tác, có đăng kí bản quyền. Ngay sau đó, tác giải thực sự của bài hát với nick name Chim Sâu đã lên tiếng, cùng hàng loạt nghệ sĩ tham gia hòa âm phối khí với cô xác nhận. Sau khi bị tố, Trần Hà My không những không thừa nhận mà còn nói cứng và tung ra bằng chứng cho thấy bài hát này đã được đăng kí bản quyền tác giả với cái tên Trần Hà My. Sự việc sau đó ngã ngũ, Mờ Naïve bị phạt, vừa mang tiếng “chôm chỉa” tác phẩm, lại bị chỉ trích là “trơ trẽn” khi đem tác phẩm người khác đi đăng kí quyền tác giả, còn khăng khăng mình đúng.

Kẻ ăn cắp rồi chuồn

Mới đây nhất, giới nhiếp ảnh xôn xao về câu chuyện “chôm chỉa” ảnh lộ liễu khiến ai cũng bức xúc. Chuyện là, một “nghệ sĩ nhiếp ảnh” trẻ tên T.C., khá nổi trong giới, được một số diễn đàn, báo mạng giới thiệu như một tài năng nhiếp ảnh. Kèm theo đó là những bức ảnh anh này đã chụp, với màu sắc, ánh sáng, góc độ tuyệt đẹp khiến người yêu nhiếp ảnh phải trầm trồ. Tuy nhiên, nhanh chóng cộng đồng nhiếp ảnh đã phát hiện ra, những bức ảnh của “nhiếp ảnh gia” này đã số đều là tác phẩm của người khác, rồi cắt ghép, chỉnh sửa lại góc độ, ánh sáng. Ví dụ như, bức ảnh chụp phong cảnh sớm mai ở Đà Lạt của nhiếp ảnh gia Đinh Văn Biên bị cắt logo, xoay ngược chiều từ trái sang phải, chỉnh sáng đậm hơn rồi biến thành “Góc núi bình yên” ở Gia Lai. Tương tự, nhiều tấm ảnh hoàng hôn bị biến thành sớm mai, mùa này bị biến thành mùa khác, rồi “nhiếp ảnh gia” này thêm logo nhận diện của mình vào, đăng trên Facebook cá nhân và nhận sự khen ngợi của cộng đồng mạng, từ đó có thêm nhiều lợi lộc nhờ danh tiếng. 

Theo một nghệ sĩ nhiếp ảnh, chuyện này không hẳn cá biệt trong cộng đồng chụp ảnh. Có không ít trường hợp để tốt cho việc kinh doanh studio, nhiều “nhiếp ảnh gia” chôm chỉa hết ảnh trong, ngoài nước, cắt ghép, photo shop và ngang nhiên nhận là ảnh của mình. T.C., sau khi bị phát hiện và lên án, đã lẳng lặng khóa trang cá nhân và “biến mất” một thời gian dài. Hay như mới vừa rồi, ngay trong cơn mưa kinh hoàng chiều 26/9, một thành viên hội nhiếp ảnh đã lấy hình Sài Gòn ngập nước chụp kĩ thuật tốt do phóng viên một tờ báo đăng lên cộng đồng ảnh để nhận bao nhiêu lời khen ngợi của cộng đồng mạng. Khi bị vạch mặt, anh này còn “chày cối” nhưng không đưa ra được ảnh gốc do mình chụp. Anh này sau đó đã biến mất khỏi cộng đồng nhiếp ảnh. Nhiều người “đạo ảnh”, đạo nhạc, đạo văn… khác cũng thế, khi sự việc bị phát hiện, cách xử lý duy nhất của họ là… im lặng cho mọi việc trôi qua, rồi tiếp tục… sáng tác.

“Cãi chày cãi cối” và lẳng lặng “chuồn êm”, dường như đã trở thành hành xử quen thuộc của nhiều nghệ sĩ khi bị phát hiện ăn cắp chất xám. Hiếm có lời xin lỗi nào được tự nguyện phát ra. Hiếm có sự tự nguyện khắc phục sự cố (trừ khi chịu sự chế tài của pháp luật). Đây là điều đáng buồn trong làng văn nghệ, nó cho thấy sự vắng bóng của lòng tự trọng và văn hóa nhận lỗi ở nơi được cho là một môi trường văn hóa, thanh cao. 

Một nghệ sĩ ăn cắp tác phẩm của người khác đã là không hay ho gì nhưng ăn cắp rồi lại không biết nhận sai, không biết xin lỗi thì còn tệ hơn. Những nghệ sĩ như thế, mong gì đem đến những tác phẩm nghệ thuật nhân văn, đẹp đẽ cống hiến cho công chúng?

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.