3 cuộc liên hoan nghệ thuật với “cơn mưa giải thưởng”???

Từ tháng 5 đến tháng 7 này, công chúng sẽ được thưởng thức 3 liên hoan nghệ thuật đặc sắc có quy mô toàn quốc đó là: Liên hoan Ca Múa nhạc chuyên nghiệp, Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp và Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam do Cục nghệ thuật biểu diễn phối hợp các cơ quan tổ chức. Liệu, các cuộc liên hoan này có “cơn mưa giải thưởng” và vắng hoe khán giả?

Từ tháng 5 đến tháng 7 này, công chúng sẽ được thưởng thức 3 liên hoan nghệ thuật đặc sắc có quy mô toàn quốc đó là: Liên hoan Ca Múa nhạc chuyên nghiệp, Liên hoan sân khấu kịch chuyên nghiệp và Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam do Cục nghệ thuật biểu diễn phối hợp các cơ quan tổ chức. Liệu, các cuộc liên hoan này có “cơn mưa giải thưởng” và vắng hoe khán giả?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

3 liên hoan trong 1 mùa hè!

“Sáng đèn” đầu tiên trong mùa hè này là Liên hoan Ca múa nhạc dự kiến tổ chức đợt 1 ( 6-10/5 2012) tại Trung tâm văn hóa tỉnh Sơn La, đợt 2 tổ chức vào trung tuần tháng 8 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đăk Lăk. Các tác phẩm tham gia Liên hoan là những tác phẩm sáng tác mới với các hình thức biểu diễn: thanh nhạc, khí nhạc, nghệ thuật múa. 54 đoàn nghệ thuật tranh tài với các tác phẩm mang đậm chủ đề ngợi ca vẻ dẹp của quê hương đất nước, tinh thần bất khuất, truyền thống cách mạng của nhân dân ta trong lịch sử, lao động sản xuất, chiến đấu bảo vệ  xây dựng đất nước…

Tiếp nối “Ca múa nhạc” là tới “nhạc cụ truyền thống” đọ sức anh tài. Liên hoan này sẽ diễn ra từ ngày 5-10/6 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham dự liên hoan là dàn nhạc các đơn vị nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp với các loại hình nghệ thuật:Tuồng, Chèo, cải lương, Dân ca kịch, múa Rối, Nhã nhạc cung đình Huế, Dàn nhạc dân tộc các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp, các đơn vị nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang, các đơn vị đào tạo nghệ thuật trung ương và địa phương có bộ môn nhạc cụ truyền thống. 

Các tiết mục trong chương trình tham gia là những bài bản nhạc cổ hoặc được sáng tác mới dựa trên các âm điệu truyền thống Việt Nam nhưng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của từng loại hình nghệ thuật; không sử dụng chất liệu âm nhạc, bài hát nước ngoài chuyển soạn cho nhạc cụ dân tộc trình diễn.

 “Sâu khấu kịch” cũng được rộn ràng tại Trung tâm Văn hóa Huế từ ngày 14-28/7. Các tác phẩm tham gia Liên hoan là những tác phẩm về đề tài hiện đại đề cao cái đẹp và các giá trị nhân văn, lên án cái ác, sự thấp hèn và những thói hư tật xấu của con người, phản ánh sinh động cuộc sống nhiều màu sắc của xã hội, con người trong thời kỳ hội nhập.

Sở dĩ hầu hết các Liên hoan đều “đổ bộ” tại Huế, bởi theo ban tổ chức thì đây là cách hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2012 là “Năm du lịch quốc gia các tỉnh duyên hải bắc miền Trung năm 2012” của Việt Nam nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước tới đây.

…và “cơn mưa” giải thưởng???  

Những Liên hoan này là dịp để các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sỹ gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, phát hiện những tìm tòi sáng tạo mới trong lao động nghệ thuật cũng như tôn vinh các nghệ sỹ. Tuy nhiên, trước mỗi mùa liên hoan, công chúng không khỏi quan ngại “cơn mưa” huy chương, giải thưởng, “huề cả làng” như một số liên hoan khác.

Trước vấn đề này, ông Vương Duy Biên- Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho hay, số lượng giải thưởng cho không vượt quá 30% tổng số các chương trình tiếc mục tham dự Liên hoan. Trường hợp vượt quá con số 30%, Hội đồng Giám khảo sẽ chỉ xét chương trình, tiết mục có điểm số cao nhất nằm trong khung xét loại giải thưởng đó. Để các Liên hoan chất lượng thực chất, các ban tổ chức không chấp nhận các đoàn thuê mướn nghệ sĩ ngoài đơn vị và các nghệ sĩ dự thi hát “nhép”, nhạc “nhép”.

Nếu như các Liên hoan loại hình khác, ban tổ chức luôn “đau đầu” về sự vắng vẻ sự tham gia của khán giả thì ở ba Liên hoan này, ban tổ chức lại tỏ ra rất lạc quan và phấn chấn khi nhắc tới sự ủng hộ nhiệt thành của khán giả.

“Những cuộc Liên hoan, Hội diễn do Cục nghệ thuật biểu diễn tổ chức đều chật kín khán giả. Hàng trăm nghệ sĩ tham gia Liên hoan đã là những khán giả trung thành (vì họ sẽ thưởng thức các tiết mục thi của đoàn khác) chưa kể những “fan” của họ ủng hộ và các khán giả yêu thích những loại hình nghệ thuật này.

Chúng tôi không lo lắng thiếu khán giả mà ngược lại, lo lắng không đủ chỗ để phục vụ khán giả tới thưởng thức. Ví như Liên hoan Chèo hiện đại diễn ra ở Thái Bình năm trước, hàng ngàn khán giả chen chân vào rạp với sức chứa vài trăm chỗ. Chúng tôi rất vui vì các Liên hoan này đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân”- ông Trần Đức Thọ - Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghệ thuật Biểu diễn - đại diện Ban tổ chức cho hay.

Thùy Dương

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.