Ngôi làng có nhiệt độ xuống -71.2 độ

Cái lạnh làm đóng băng tất cả mọi thứ trên khuôn mặt người đàn ông.
Cái lạnh làm đóng băng tất cả mọi thứ trên khuôn mặt người đàn ông.
(PLO) -Tưởng như thời tiết khắc nghiệt dưới -45 độ C không còn sự sống, nhưng có lẽ ngôi làng nhỏ Oymyakon ở Nga với khoảng 500 người sinh sống là minh chứng cho sức chịu đựng bền bỉ và tuyệt vời của con người. 

Được mệnh danh là vùng đất lạnh lẽo nhất Trái đất, Oymyakon là một ngôi làng nhỏ nằm ở Yakutsk, thủ phủ Cộng hòa Sakha, thuộc phía Đông Bắc LB Nga, nằm dọc theo sông Indigirka, cách Tomtor khoảng 30km về phía Tây Bắc theo trục Quốc lộ Kolyma.

Nhiệt độ -71.2 độ C

Theo Tech Insider, nhiếp ảnh gia người New Zealand Amos Chapple, với mong muốn có được những bức ảnh để đời nên đã quyết định bắt đầu cuộc hành trình khám phá khu vực lạnh nhất thế giới này. Sau thời gian 5 tuần lưu lại Oymyakon, Chapple đã ghi lại một số hình ảnh về khung cảnh mùa đông cũng như cuộc sống hàng ngày của những cư dân tại khu vực khắc nghiệt này.  

Được biết, Yakutsk là cửa ngõ vào Oymyakon, nổi tiếng là thị trấn lạnh nhất hành tinh có người sinh sống. Chapple phải mất hai ngày đường mới đến được Oymyakon. Anh đã trải qua một cuộc sống khá khó khăn và choáng váng bởi tác động khủng khiếp của cái lạnh vào cơ thể.

“Tôi cảm thấy cái lạnh như có tay, nắm chặt lấy chân mình. Thậm chí, nước bọt đôi khi còn đóng băng trên môi, như có kim châm vào môi vậy”, Chapple nói. Một ngày trong môi trường này quả thật “vô cùng mệt mỏi”. Khi chụp ảnh anh phải nín thở, nếu không hơi thở phả ra giống như khói xì-gà, không thể chụp được. 

Trong tiếng Evan ở Siberia, Oymyakon nghĩa là mùa xuân ấm áp, nhưng trái ngược với tên gọi của mình, nơi đây lại là địa điểm lạnh lẽo nhất trên trái đất, với nhiệt độ thấp kỷ lục đạt tới -71.2 độ C vào năm 1926. Được biết, tất cả các món quà lưu niệm tại thị trấn đều có in chữ “-71,2 độ C” và coi đó là điểm đặc biệt của ngôi làng. Với nhiệt độ thấp kỷ lục, thủy ngân trong nhiệt kế cũng đóng băng, nước sôi đóng băng ngay lập tức khi vừa hất ra ngoài trời.

Thịt cá có thể thoải mái bày bán mà không sợ ruồi hay bị hư hỏng
Thịt cá có thể thoải mái bày bán mà không sợ ruồi hay bị hư hỏng

Và để thích nghi với môi trường khắc nghiệt, động vật ở đây thường có lớp lông rất dày để chống chọi với cái lạnh, do đó nơi này rất có ít động vật sinh sống, chủ yếu chỉ có chó, ngựa, bò, tuần lộc, những loài động vật nhỏ yếu ớt như chim sẽ nhanh chóng bị đóng băng đến chết khi bay ngang nơi này trong chuyến di trú...

Do chỉ cách vòng cực Bắc 350km nên Oymyakon có khí hậu cận cực, cực kỳ lạnh lẽo, đặc biệt là vào mùa đông. Không chỉ thế, địa hình ở đây là cao nguyên Trung Xibia, lại có nhiều ngọn núi chắn gió ấm từ phía Nam thổi đến, nên đã khiến cho Oymyakon trở thành khu vực lạnh giá nhất thế giới có người sinh sống.

Nhiệt độ trung bình ở đây vào mùa đông là từ -50 đến -60 độ C. Nhiệt độ vào mùa đông và mùa hè ở đây có sự khác biệt lớn, từng có kỷ lục chênh lệch giữa hai mùa lên tới 109,2 độ C. Mùa hè đến tuy nhiệt độ có tăng đáng kể, lên tới -10 độ C, nhưng lại chỉ kéo dài có vài tuần ngắn ngủi. 

Sưởi ấm bằng than đá và gỗ 

Ngôi làng Oymyakon có khoảng 500 người, ngoài người Nga sinh sống còn có nhiều dân tộc thiểu số khác. Vào những năm 1920 và 1930, chính những người chăn nuôi tuần lộc đã quyết định lựa chọn nơi này làm điểm dừng chân để gầy dựng cuộc sống.

Trong khi đó, tại thời điểm ấy chính phủ Liên Xô lại nỗ lực giải quyết những người sinh sống theo kiểu du mục và nghĩ rằng những người này sẽ không thể sống nổi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, công nghệ lạc hậu… nhưng ngược lại, cho đến nay khu vực này vẫn có người sinh sống. 

Mặc dù sống ở nơi lạnh nhất thế giới nhưng hầu hết người dân làng Oymyakon chỉ sử dụng than đá và gỗ để sưởi ấm. Do mặt đất quá lạnh, không thể trồng rau nên người dân Oymyakon chủ yếu sống nhờ chăn nuôi hoặc làm việc trong các nhà máy như nhà máy nhiệt điện trong thị trấn. 

Nước sôi đóng băng ngay lập tức khi hất ra ngoài.
Nước sôi đóng băng ngay lập tức khi hất ra ngoài.

Người Oymyakon lấy sữa và thịt của ngựa, tuần lộc làm nguồn thức ăn chính. Mặc dù không ăn rau và trái cây, nhưng các chuyên gia y tế nói rằng, người dân địa phương nơi đây không bị suy dinh dưỡng là nhờ sữa động vật chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng. Món ăn nổi tiếng nhất ở Oymyakon là cá đông lạnh như cá hồi, cá thịt trắng… bởi họ cũng thường câu cá trên những dòng sông băng làm phong phú thêm thực phẩm. Ngôi làng có một cái chợ, thịt cá có thể thoải mái bày bán mà không sợ ruồi hay bị hư hỏng. 

Mặc dù lạnh cắt da cắt thịt, nhưng người dân ở đây được hưởng một cuộc sống với không khí trong lành, không ô nhiễm, nước và thực phẩm hoàn toàn sạch sẽ và lành mạnh, do đó mặc dù không ăn nhiều rau nhưng họ lại sống rất thọ. Ông Andrei Danilov, người đã sống cả cuộc đời mình với công việc tạo giống tuần lộc, năm nay 102 tuổi.

Cha ông qua đời ở tuổi 117, và mẹ ở tuổi 108. Bạn của Danilov, cặp vợ chồng Aryan và Afrosinya năm nay khoảng 90 tuổi, sống trong một túp lều và chăn nuôi gia súc. Theo trí nhớ của mình, chưa một lần trong đời họ bị ốm đau, bệnh tật và nói rằng sức khỏe của họ có được là nhờ sữa động vật. 

Du lịch là nguồn sống

Cho đến nay, cả làng cũng chỉ có một cửa hiệu bách hóa duy nhất để cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết và các phương tiện săn bắn, cần câu cho người dân tự sinh kế. Làng có một trường học và chỉ khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống tới -52 độ C thì học sinh mới được nghỉ học. Ngoài ra, họ cũng mới mở thêm một khách sạn có nước nóng và nhà vệ sinh bên ngoài.

Được biết, hầu hết gia đình Oymyakon đều phải xây nhà vệ sinh bên ngoài, bởi hệ thống thoát nước không thể hoạt động do bị đóng băng. Trong cái thời tiết lạnh khắc nghiệt như thế này, việc đi vệ sinh và tắm rửa ngoài trời không khác gì một cực hình. 

Cuộc sống băng giá của người Oymyakon vô cùng khó khăn, bút đóng băng mực, pin cạn rất nhanh, kim loại dính vào da. Khi ra ngoài, họ thường đi rất nhanh, bịt kín người từ đầu đến chân, bởi nhiệt độ cực lạnh ở đây có thể làm đóng băng lông mày, mi mắt, nước miếng và khiến miệng bị chảy máu. Quần áo lông thú là một trong những phương tiện giữ ấm hiệu quả nhất tại đây.

Người dân Oymyakon cũng chỉ sử dụng có một vài phương tiện liên lạc hiện đại như điện thoại di động nhưng không có trung tâm bảo hành và bán các thiết bị điện tử ở Oymyakon. Nếu có mở trung tâm thì cũng không sử dụng được lâu, vì nó sẽ ngưng làm việc khi nhiệt độ xuống thấp và đóng băng.

Xe tuần lộc là phương tiện chính của người dân làng Oymyakon.
Xe tuần lộc là phương tiện chính của người dân làng Oymyakon.

Khi đi xe hơi ra ngoài,  dân Oymyakon thường không có thói quen tắt máy nếu phải dừng lại đâu đó trong chốc lát bởi sợ khó lòng khởi động lại máy với mức nhiệt lạnh buốt ngoài trời. Các trạm bán xăng dọc theo tuyến đường đến Oymyakon mở cửa 24/24 giờ. “Công nhân ở trạm xăng làm việc theo chế độ hai tuần làm, hai tuần nghỉ”, một người dân làng Oymyakon nói. 

Khó khăn nhất đối với người Oymyakon khi phải sống trong thời tiết lạnh giá đó là mai táng người chết. Bình thường họ phải mất tới 3 ngày mới đào xong huyệt mộ. Để đào được họ phải rã đông băng đá bằng cách đốt một đống lửa to với nhiều than. Đào tới đâu, than nóng được đổ ngay tới đó. Quá trình lặp lại liên tục cho đến khi hố đủ sâu chôn quan tài.

Vì quá lạnh nên người dân ở đây cũng không có nhiều công việc để làm. Tuy nhiên, du lịch trở thành nguồn sống của họ khi vào mùa đông, các công ty du lịch đua nhau đặt tour cho khách khám phá ngôi làng. Nhiều khách du lịch muốn tới đây để trải nghiệm cuộc sống lạnh lẽo nhất thế giới.

Ngoài ra, Oymyakon còn thu hút khách nhờ các địa điểm đi săn tuần lộc, các hoạt động ngoài trời thú vị như tới các trang trại địa phương, viếng thăm các bảo tàng, câu cá trên sông, ngâm mình trong dòng suối nước nóng cách làng không xa khi nhiệt độ không khí bên ngoài là -50 độ C…/.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.