Nao lòng với vẻ thanh bình của Hà Nội trong mùa hoa gạo tháng 3

(PLO) - Dù nở ở bờ đê, bên mái đình hay giữa thành thị thì màu hoa gạo tháng 3 cũng khiến người ta phải nao lòng.

Tháng 3 - mùa gạo nở - cũng là mùa chở theo bao thương nhớ về thời thơ ấu êm đềm của bao người. Loài hoa thân thuộc với người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, hầu như làng nào cũng có cây gạo đầu làng, như dấu hiệu để đánh dấu cho những người con xa quê trở về nhà.

Hoa gạo hay còn gọi là hoa mộc miên, thường trồng nhiều ở miền Bắc, mỗi năm hoa chỉ nở một lần vào khoảng tháng 3 dương lịch. Một trong những địa điểm nổi tiếng nhất để chụp ảnh hoa gạo chính là hàng cây ở thôn Đoan Nữ thuộc xã An Mỹ huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Miếu Bà Cô nằm ở địa phận làng Đông Loan, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang, trên bờ đê sông Thương cũng được nhiều người yêu hoa tìm tới mỗi độ tháng 3.

Hai cây gạo cổ thụ trổ bông đỏ rực rỡ, sà bóng bên mái ngói, in hình xuống dòng sông trở thành hình ảnh kinh điển khi nhắc tới hình ảnh làng quê Bắc Bộ.


Hoa gạo xuất hiện đúng thời điểm, là sự báo hiệu của những ngày rét cuối đông đã chuẩn bị qua đi, người người nhà nhà chuẩn bị đón mùa hạ đang tới gần.


Hoa gạo cánh dày, màu đỏ cam rực rỡ như những đốm lửa, in hình lên nền trời xanh xám của những ngày mùa xuân ẩm ướt. Khi rụng xuống, hoa vẫn giữ nguyên 5 cánh như lúc chớm nở.

Hoa gạo cũng là một trong những loài hoa gây nhiều cảm hứng sáng tác cho các nhiếp ảnh gia, nhạc sĩ, nhà thơ hay họa sĩ Việt.

Cây hoa gạo in bóng trên mặt nước ở chùa Thầy - một danh thắng lâu đời thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Bạn cũng có thể ghé thăm các làng mạc thuộc tỉnh Bắc Ninh, để tận hưởng không khí ngày xuân bên bến nước con đò, dưới bóng cây gạo đang trổ bông rực rỡ

Nếu là người dân thị thành, không muốn đi xa thì những ngày này, người yêu hoa có thể ghé qua góc đường chạy ngang qua Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Một màu đỏ sặc sỡ đang bao trùm một góc phố, khiến ai đi ngang qua cũng phải ghé nhìn.

Hoa gạo nở giữa phố như chút hình ảnh thôn quê dân dã, len lỏi giữa sự đông đúc, chật chội nơi thành phố.

 

Hoa gạo thường nở đồng loạt, khi nở sẽ rụng hết lá, chỉ còn để lại một màu đỏ nổi bật giữa những tán cây nâu trầm.

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.