Khám phá những “cây cầu sống” ở nơi “mưa nhiều nhất” thế gian

(PLO) -Được bao bọc với vẻ thiên nhiên lạ thường, Meghalaya là một trong những tiểu bang đẹp nhất ở Đông Bắc Ấn Độ. Thậm chí, ngôi làng Mawsynram của người Khasi ở bang này còn là nơi có lượng mưa tới 11.9m mỗi năm, được mệnh danh là nơi “mưa nhiều nhất” trên Trái đất. 

Hiếm khi có ánh nắng mặt trời

Cái tên Meghalaya còn mang ý nghĩa là “nơi cư ngụ của mây trời”. Bầu trời Meghalaya hiếm khi có ánh nắng mặt trời mà hầu như quanh năm bị bao trùm bởi mây mù. 

Meghalaya là một dải đất đồi ở phía Đông Ấn Độ, dài khoảng 300km và rộng 100km, với diện tích khoảng  22.500km2. Nơi này có nhiều núi non, xem kẽ với những thung lũng dài và cao nguyên, từ đó tạo nên sự đa dạng về địa lý. Bang này có chung biên giới với Bangladesh ở phía Nam và Tây Nam; với Assam ở phía Đông và phía Bắc. Nền kinh tế chủ yế là nông nghiệp kết hợp với lâm nghiệp. Các loại cây trồng quan trọng của bang là khoai tây, gạo, ngô, dứa, chuối, papayas, gia vị ... 

Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại Meghalaya. Những ngôn ngữ khác được nói gồm tiếng Khasi, tiếng Pnar, tiếng Hajong, tiếng Rabha, tiếng Garo và tiếng Biate. Không như nhiều bang khác, xã hội Meghalaya về lịch sử theo một chế độ mẫu hệ mà dòng dõi và di sản được truyền qua phụ nữ. Người chồng chuyển đến sống ở làng của vợ sau khi cưới, còn trẻ con thì mang họ mẹ. Thường thì người con gái trẻ nhất thừa hưởng tất cả của cải và có bổn phận chăm sóc cho bố mẹ. 

Hình ảnh những cây cầu sống ngoạn mục ở Mawsynram
Hình ảnh những cây cầu sống ngoạn mục ở Mawsynram

Lượng mưa trung bình cao nhất thế giới

Nơi đặc biệt nhất ở Meghalaya là ngôi làng Mawsynram. Giống hầu hết các làng khác ở khu vực Meghalya thuộc Đông Bắc Ấn Độ, những người ở đây phần lớn là người Khasi bản địa, một tộc người thiểu số có dân số khoảng 1,2 triệu người ở Ấn Độ. Ngôi làng được xác định là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất trên thế giới, vào khoảng 11,9m mỗi năm.

Lượng mưa dồi dào này là do luồng không khí mùa hè quét qua vùng ngập nước Banglasdesh, mang theo hơi ẩm khi quay về phương Bắc. Khi những đám mây đầy hơi ẩm này chạm vào sườn đồi Meghalaya, chúng bị “siết chặt” do sự chênh lệch quyển khí và bị nén đến mức không còn giữ được hơi ẩm, tạo nên những cơn mưa liên tục không ngớt nổi tiếng ở làng này.

Đặc biệt, trong hai tháng mùa mưa cao điểm là tháng 6 và tháng 7, Mawsynram có lượng mưa trung bình khoảng 7m, trong khi đó New York chỉ nhận được lượng mưa hơn 1,5m mỗi năm. Mùa mưa ở Mawsynram không mưa cả ngày mà mỗi ngày đều mưa, thường những trận mưa nặng hạt nhất diễn ra vào ban đêm.

Mưa nhiều khiến cuộc sống của người dân cũng trở nên khó khăn, nhưng khi được hỏi rằng cuộc sống có khó khăn không khi có nhiều mưa vậy, người đàn ông 26 tuổi tên Winchester Lyngkhoi lại trả lời rằng: “Chúng tôi không nghĩ về điều này. Ở đây luôn mưa nhưng chúng tôi phải làm việc, vì vậy thắc mắc về nó không tốt chút nào”.

Để chống lại những cơn mưa quanh năm suốt tháng, người Khasi đã sáng tạo ra rất nhiều vật dụng thú vị. Ví như một loại dù che mưa làm từ cây tre và lá chuối, được gọi là knup. Những cái dù này rất thuận tiện, cho phép hai tay có thể tự do làm việc và có thể chống gió mạnh thổi qua khi những cơn mưa nặng hạt đột ngột xuất hiện. Ngoài ra, vì không muốn bị ngấm nước mưa, những người nông dân làm việc ngoài trời còn tự làm ra những bộ quần áo không thấm nước được làm từ cây tre và lá chuối.

Hình ảnh những cây cầu sống ngoạn mục ở Mawsynram
Hình ảnh những cây cầu sống ngoạn mục ở Mawsynram

Những “chiếc cầu sống”

Mưa nhiều đồng nghĩa với việc cây cối sinh sôi nảy nở, việc đi lại của người dân cũng không mấy dễ dàng, nhưng chính nó lại là điểm khiến Mawsynram trở nên đặc biệt với những “chiếc cầu sống” băng qua thung lũng ngập nước vào mùa mưa lũ. 

Được biết, ban đầu người Khasi xây dựng những cây cầu gỗ bắc qua sông để đi lại, nhưng cuối cùng chúng không thể trụ được lâu vì mưa nhiều khiến cầu gỗ nhanh chóng mục nát. 

Sau đó các trưởng lão của Khasi đã nghĩ ra một cách làm vô cùng thông minh khi nhận thấy cái cây và những cái rễ chắc chắn của nó rất thích hợp để băng qua những con sông khác một cách dễ dàng. Và vì vậy họ chỉ cần “trồng” những cây cầu đặc biệt này. Hàng thế kỷ qua, những người dân địa phương đã khéo léo uốn và kết rễ của cây lại với nhau tạo thành những nhịp cầu tự nhiên, bền lâu và không bị mục nát. Những cây cầu này rất kiên cố, ngày càng trở nên chắc chắn hơn theo thời gian khi bộ rễ cây phát triển. 

Trong rừng có rất nhiều loại cây khác nhau, tuy nhiên những cây cầu rễ sống ở đây chủ yếu được tết từ rễ của cây cao su Ficus. Loài cây này giống như một loại đa cao su, bởi chúng có rất nhiều rễ phụ từ trên thân và dễ dàng vươn lên đỉnh những tảng đá lớn dọc theo những bờ sông, hoặc thậm chí ở giữa dòng sông.

Bước đầu tiên để tạo ra cầu rễ cây này, người Khasi phải tạo ra bộ khung của cây cầu từ tre, những tua rễ của cây Ficus sẽ được kết vào bộ khung này từng đoạn một và dần dần phát triển thẳng ra.  Khi chúng chạm đến bên kia bờ sông, chúng sẽ được tự do để rễ cắm xuống đất hoặc bám lên đá hoặc cây bất kỳ.

Theo thời gian khoảng từ 6-8 năm, khung tre sẽ mục và lúc đó thì những rễ cây đã có thể chịu được trọng lượng của một người. Các rễ cây được chăm chút cẩn thận trong nhiều năm, rồi dần dần thành cây cầu đủ chắc chắn cho con người qua lại. Có thể phải mất từ 15 đến 20 năm để tạo dựng được một mạng lưới chắc, khỏe làm từ rễ cây nối liền hai bờ sông. 

Những chiếc dù knup của người Khasi bản địa
Những chiếc dù knup của người Khasi bản địa

Những người Khasi bản địa ở khu vực này và họ không thể khẳng định truyền thống này bắt nguồn từ bao giờ, nhưng bản ghi chép đầu tiên là vào năm 1844. Truyền thống này vẫn tiếp tục được truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Ngày nay vẫn còn nhiều cây cầu làm từ rễ sống bắc ngang qua sông dọc khắp thung lũng rậm rạp của vùng Meghalaya. Một số những cây cầu bén rễ cổ xưa, mà người dân vẫn sử dụng hàng ngày.

Đặc biệt, cầu cây “hai tầng” lớn nhất có thể chịu được trọng lượng của 50 người và đã tồn tại 180 năm tuổi có tên là Umshiang. Cầu này nằm ngay bên ngoài Nongriat, một ngôi làng nhỏ chỉ có thể tới được bằng cách đi bộ, cách thị trấn Cherrapunji 10km về phía Nam. Cây cầu này bắc ngang sông Umshiang, và dân làng đang tiến hành làm thêm tầng thứ ba với hy vọng sẽ hấp dẫn thêm nhiều du khách.

Khác với cách xây dựng truyền thống, cầu rễ cây ở Meghalaya thì ngày càng trở nên vững chắc hơn và không bao giờ cần phải bảo dưỡng hay xây lại. Tuy nhiên, trong 25 năm qua, việc làm cầu từ cây sống đang dần mai một. Thay vì bỏ ra nhiều năm để hình thành các cây cầu như thế, thợ xây ngày nay áp dụng các biện pháp xây dựng hiện đại, dùng cáp thép để bắc cầu qua sông suối ở Meghalaya.

Tuy nhiên những cây cầu rễ sống vẫn là điểm đặc biệt thu hút khách du lịch đến với vùng đất này và hiện nay, người ta vẫn tiếp tục “trồng” thêm những cây cầu mới ở đây để phát triển du lịch.

Có thể nói, Meghalaya có tiềm năng du lịch tuyệt vời bởi nó mang một vẻ đẹp ngoạn mục, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa được khai thác đúng mức. Đây chắc chăn sẽ là nơi vô cùng tuyệt vời đối với những người yêu thích thiên nhiên, đồi núi, đá và hang động.../.

Tin cùng chuyên mục

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.