Điện ảnh Việt Nam mờ nhạt?

Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát (ngoài cùng bên trái) tại Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 5
Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát (ngoài cùng bên trái) tại Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 5
(PLO) - Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 5 vừa diễn ra tại Hà Nội. Việt Nam tham gia với vai trò là nước chủ nhà, song tác phẩm điện ảnh của chúng ta những năm gần đây không có gì khởi sắc. Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam đã trao đổi cởi mở về vấn đề này.

- Những năm gần đây điện ảnh Việt Nam đã “hụt hơi” trước các nhà làm phim tư nhân chuyên sản xuất các tác phẩm giải trí. Bà nhận định gì về nguyên nhân?

- Phải nói ngay rằng là 6, 7 năm nay phim điện ảnh không có tác phẩm nào do nhà nước sản xuất, trong khi đó ở miền Nam thì rất nhiều, các hãng phim tư nhân họ bỏ tiền ra làm khá công phu, mỗi năm có đến hàng chục bộ phim ra đời. Điều này cũng đáng mừng nhưng cũng đáng lo, mừng là vì đời sống điện ảnh vẫn khá rầm rộ, khán giả đến rạp đông, nhất là giới trẻ. Nhưng không có nghĩa là nhiều mà chất lượng phim luôn tốt, bao giờ cũng có hai mặt. Tôi cũng cảm thấy rất buồn bởi Nhà nước không trực tiếp làm một dự án phim nào mặc dù kịch bản hay không thiếu. Tình trạng này diễn ra trong mấy năm qua rồi, cũng đáng báo động, các ban nghành phải vào cuộc để điện ảnh Việt Nam khởi động trở lại.

- Trước đây, những bộ phim kinh điển của nền điện ảnh cách mạng được sản xuất trong điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn ( phương tiện, kỹ thuật, ...) nhưng vẫn có nhiều tác phẩm hay, có vị trí trong lòng công chúng và bạn bè quốc tế. Nhưng điện ảnh hiện tại lại hết sức ảm đạm, bà nghĩ sao về điều này? 

- Đó là điều hết sức đáng buồn, tôi làm ở Hội bao năm nay, nhận được rất nhiều kịch bản hay của bạn bè gửi đến, có nhiều kịch bản hay có thể cho ra đời những tác phẩm điện ảnh có sức nặng, giàu giá trị nghệ thuật. Tuy nhiên, để sản xuất một bộ phim thì phải qua rất nhiều thủ tục, mà kinh phí do Nhà nước cấp cũng không được bao nhiêu, phải chờ mới đến lượt mình làm thì cũng rất buồn. Trong khi đó thì các hãng phim tư nhân họ mạnh dạn đầu tư, tự quyết mọi việc nên dự án triển khai nhanh. Phim họ sản xuất ra dù sao cũng thu hút được một lượng khán giả đến rạp rất lớn. Thế là họ làm thôi. Còn phim Nhà nước đặt hàng lại vướng vào những khúc mắc như vậy nên sự chậm trễ là đương nhiên. Tôi cũng không thể giải quyết được mặc dù nghe và thấy những điều thực sự chưa hài lòng. 

- Là một người quản lý trong Hội điện ảnh Việt Nam, bà nhận định thế nào về tình trạng những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam thường làm phim remake (làm lại), chuộng kịch bản ngoại, điều này theo đánh giá của các nhà phê bình điện ảnh thì đó là một tín hiệu buồn, chứng tỏ sự thụt lùi của tay nghề biên kịch này?

- Tại sao người ta chọn cách làm này, là vì an toàn, những phim nước ngoài mà Việt Nam làm remake là những bộ phim hay, chất lượng tốt cả về nội dung lẫn nghệ thuật, diễn xuất của diễn viên nước ngoài cũng rất hay. Do vậy mà với những bộ phim hay như thế thì việc làm lại là giải pháp tối ưu, khi mà tình trạng phim trong nước đang đình trệ. Tuy nhiên, với tư cách là một người viết kịch bản, tôi không thích cách làm này, bởi vì tác phẩm của cá nhân nào là thành quả của sự sáng tạo và đổ công sức, chứ không phải làm lại cái mà của người khác. Họ có cách làm của họ, mình làm lại sản phẩm của họ thì mình không có sự sáng tạo và đổi mới. Mặc dù có những bộ phim remake nhận được sự phản hồi của khán giả là rất thích và người xem rất đông, nhưng với cá nhân tôi thì tôi không thích. 

- Một số bộ phim của điện ảnh Việt Nam gần đây tạo được dấu ấn cũng như quảng bá hình ảnh đất nước, con người như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, thế giới có bộ phim gây tiếng vang “King Kong”. Bà có đồng ý với quan điểm rằng nên có cách làm phim thiên về quảng bá như thế không?

- Cách làm phim của nước ngoài rất thông minh, họ biết khai thác triệt để những thế mạnh, ví dụ như bộ phim “King Kong” được quay tại Việt Nam, những danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam họ đưa vào phim rất đạt, gây được hiệu quả cao. Họ biết lồng ghép con người, thiên nhiên, đất nước... vào trong câu chuyện. Tại sao mình không làm được như thế. Vấn đề là phải biết tư duy và học hỏi, hơn nữa, muốn có phim hay thì phải khai thác kịch bản hay, tạo ra những sản phẩm có giá trị. Cách quảng bá đất nước, con người cũng phải khéo, lồng ghép trong câu chuyện của phim một cách tinh tế. Ví dụ như bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là bộ phim hay, thiên nhiên và con người Việt Nam mình thật đẹp, thật nền nã. Hay như phim “Cô ba Sài Gòn” cũng thế, thế giới biết đến Việt Nam qua tà áo dài truyền thống duyên dáng và rất khác biệt. Đấy, cách quảng bá cần những bàn tay biên kịch và đạo diễn giỏi là vì thế. 

Vậy bà có nhận xét gì cách làm phim của các đạo diễn trẻ? Cách quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam của họ như thế nào, thưa bà?

- Tôi vừa nhắc đến 2 bộ phim mà khán giả yêu mến là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victo Vũ, phim “Cô ba Sài Gòn” của Ngô Thanh Vân, phải nói rằng đây là những đạo diễn trẻ, có tay nghề, có tâm và làm phim rất chuyên nghiệp, nhiều sáng tạo và bứt phá. Điều này cho thấy một thế hệ đạo diễn trẻ chắc tay đang kế thừa và phát huy, tôi tin là các bạn sẽ còn tiến xa. Hi vọng nền điện ảnh Việt Nam sẽ có nhiều khởi sắc trong thời gian tới. 

- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 5 này, theo bà có điều gì khác biệt so với những lần trước? Điện ảnh Việt Nam tham gia cũng khá nhiều bộ phim, bà nhận xét thế nào về chất lượng của những tác phẩm đó?

- Với hơn 50 quốc gia tham dự và một số lượng tác phẩm khá đầy đặn cả về nội dung lẫn nghệ thuật, họ đem đến Liên hoan những màu sắc khác biệt và thú vị. Các nước tham gia đều muốn quảng bá đất nước, con người của đất nước mình thông qua tác phẩm, do đó chất lượng phim khá tốt, đồng đều. Tôi thấy năm nay, chất lượng phim khá hơn so với những lần trước, nhận được nhiều ý kiến phản hồi của khán giả. Ban giám khảo công tâm đánh giá. Việt Nam tham gia mấy bộ phim cũng có màu sắc riêng, tuy nhiên chất lượng chưa cao. Hi vọng những năm sau chúng ta có những bộ phim hay tham gia. 

Trong xu thế hội nhập với nền điện ảnh thế giới, điện ảnh Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn nữa về đề tài, tiền của, cách làm... để tạo ra những sản phẩm có giá trị,  trên hết đó phải là những tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhân văn. Điều này cần có sự chung tay của các cơ quan chức năng, những nhà sản xuất có tâm, có tài, khai thác những kịch bản chất lượng.... Hy vọng trong thời gian sớm nhất, công chúng trong và ngoài nước sẽ được đón nhận những tác phẩm điện ảnh độc đáo, có giá trị. Chúng ta có quyền tin rằng, những nhà biên kịch, đạo diễn trẻ - họ sẽ tìm được lối đi khác biệt để làm ra những bộ phim hay, đưa tác phẩm điện ảnh nước nhà ra với thế giới.

- Cảm ơn bà về buổi trò chuyện.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.