Đẹp ngỡ ngàng Bình Liêu mùa hoa Sở trắng

Thiếu nữ Bình Liêu dạng ngời bên hoa Sở trắng
Thiếu nữ Bình Liêu dạng ngời bên hoa Sở trắng
(PLO) - Vùng đất Bình Liêu xa xôi của tỉnh Quảng Ninh bất ngờ toả sáng khi mùa đông đến, những cánh rừng bạt ngàn phủ kín màu trắng tinh khôi của hoa Sở. 

Hoa Sở là món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây, mùa hoa Sở Bình Liêu đã và đang trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ du lịch Quảng Ninh.  

Về vùng “núi trắng”

Cách Thành Phố Hạ Long hơn 100km về phía Đông Bắc, không còn vị mặn mòi của gió biển, Bình Liêu mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ với những phong cảnh núi rừng trùng điệp. Với những cánh rừng hồi, rừng quế, rừng sở thơm ngát và cũng là nơi ngụ cư của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số Tày, Dao, Sán chỉ.

Huyện Bình Liêu cũng có nhiều danh thắng cảnh đẹp. hấp dẫn như Thác Khe Vằn, bãi đá thần đỉnh núi Cao Ba Lanh, núi Cao Xiêm hay “sống lưng khủng long” tại cột mốc biên giới 1305 đang gây sốt với giới trẻ đến trải nghiệm và khám phá.

Ở Bình Liêu, mùa đông được gọi bởi một cái tên khác đó là mùa hoa Sở. Cứ vào tháng 12 hàng năm khi mùa đông về cũng là lúc những cánh rừng được khoắc lên mình  một màu trắng tinh khôi của hoa sở,  khiến người ta cứ ngỡ núi rừng nơi đây phủ đầy tuyết trắng.

Trước đây, cây Sở mọc hoang ở rừng, người dân Bình Liêu thường chặt cành về làm củi. Nhưng từ khi có nhiều thương lái tới thu mua quả Sở để chế biến tinh dầu thì người dân bắt đầu quan tâm đến việc trồng chăm sóc, thu hái quả Sở. Vì vậy, Sở không còn là cây dừng hoang dại mọc khắp đồi núi mà trở thành cây vườn nhà trồng, mọc trong bản làng và trở thành những cây trồng quen thuộc của người dân.

Vào mùa đông, các thôn, xóm, đều được bao quanh bởi hàng Sở nở hoa trắng muốt. Hình ảnh này đã trở nên gắn bó với người dân và trở thành hình ảnh đặc trưng của vùng nông thôn, miền núi ở Bình Liêu và từ đây, cây Sở đã gắn bó và trở thành một phần không thể thiếu với người dân Bình Liêu.

Mùa hoa Sở nở rộ đã phủ trằng vùng đồi núi Bình Liêu, tạo nên một hình ảnh có tỉnh biểu tượng của vùng đất này. Chính vì vậy từ năm 2015 UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định hàng năm sẽ tổ chức lễ hội hoa Sở. Tuy mới tổ chức nhưng ngay từ những năm đầu lễ hội đã thu hút hàng nghìn lượt du khách. Lễ hội thường được tổ chức tại thôn Đồng Long (xã Đồng Tâm) nơi có hoa sở nở rộ nhất, đẹp nhất.

Hoa Sở ở vùng đất Bình Liêu, Quảng Ninh
Hoa Sở ở vùng đất Bình Liêu, Quảng Ninh

Chị Lằm, Trưởng thôn đồng Long cho biết, ít có loài cây rừng nào có hoa đẹp như cây Sở. Bông hoa to, màu trắng tinh khôi điểm nhụy vàng, mùi thơm dịu, lại rất nhiều hoa. Ở thôn Đồng Long có đến hàng ngàn gốc sở đều do ông bà trồng để lại hàng chục năm qua. Cứ đền mùa hoa sở không chỉ người dân địa phương rất nhiều du khách đến ngắm và thưởng thức chụp hình lưu niệm. Nhất là mấy năm gần đây khi có lễ hội hoa Sở khách thập phương đến rất đông, họ còn có nhu cầu ở lại bản để ngắm hoa và đi thăm nhiều điểm du lịch lân cận.

Chị Nguyễn Thị Ngọc (27 tuổi, Hải Phòng ) cho biết, năm 2016 đã đến Bình Liêu để tham dự lễ hội hoa Sở, đến đây như đang lạc vào một thế giới khác khung cảnh mơ mộng với vẻ đẹp hoang sơ của những bông hoa rừng. Hoa  trắng muốt ,nở rộ khoe sắc khiến người ta liên tưởng tới những rừng hoa Anh đào Nhật Bản. Không cần đi đâu xa tới Bình Liêu cũng có thể thưởng thức những khung cảnh núi, rừng hoa đẹp như trong tranh.

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, việc tổ chức lễ hội hoa Sở là một phần trong quy hoạch tổng thế phát triển du lịch Bình Liêu đến năm 2020 định hướng 2030. Mục tiêu của quy hoạch sẽ xây dựng phát triển du lịch Bình Liêu trở thành một ngành Kinh tế đóng góp quan trọng vào cơ cấu kinh tế của huyện, đồng thời phát triển du lịch xanh gắn kết chặt chẽ với các ngành kinh tế như nông-lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại.

Khi cây rừng trở thành cây "kinh tế"

Không chỉ có giá trị khai thác du lịch, cây Sở còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân bản địa. Cây Sở hay còn có tên gọi khác là trà mai, trà mai hoa hoặc trà dầu (tên khoa học là Camellia oleifera) một loại cây có hoa thuộc họ Theaceae cao khoảng 5-10 mét, gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Nói về cây Sở, đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng. Hạt Sở là nguyên liệu để ép ra dầu sở, một loại dầu ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, chống ung thư, giảm béo và tăng sức đề kháng cho cơ thể con người. Về hàm lượng và chất lượng dầu của các giống sở Bình Liêu được đánh giá cao, đặc biệt hàm lượng Omega 3,6,9 tương đương với dầu Oliu nên hoàn toàn có thể phát triển, mở rộng thành sản phẩm hàng hóa cung cấp thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra còn làm nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp như làm dầu máy, dầu nhờn, dầu chống gỉ, dầu in và dầu dùng trong y dược.

Các bộ phận khác của cây Sở cũng có nhiều công dụng như rễ cây được dùng trị viêm hầu cấp, đau dạ dày, bong gân. Rễ và vỏ dùng trị gãy xương chân, sái trẹo chân, vỏ sở phơi khô được tận dùng làm chất đốt, than hoạt tính, bã thừa sau khi ép lấy dầu thô có tác dụng làm sạch đầm tôm, dùng sản xuất thuốc trừ sâu, làm phân bón.

Năm 2015- 2016, giá hạt Sở dao động từ 14.000-17.000/kg. Riêng dầu Sở có giá từ 250-300đ/lít và bã Sở là 13 triệu đồng/tấn. Việc tiêu thụ các sản phẩm từ Sở khá thuận lợi không những vậy sản lượng hiện có thường không đáp ứng đủ nu cầu của thị trường, đây là điều kiện để Bình Liêu phát triển nghề trồng và chế biến các sản phẩn từ cây Sở.

Cây Sở trở thành một biểu tượng văn hoá và kinh tế nông nghiệp của huyện Bình Liêu, Quảng Ninh
Cây Sở trở thành một biểu tượng văn hoá và kinh tế nông nghiệp của huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Được xác định là loài cây chủ lực trong định hướng phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định chỉ đạo thực hiện hỗ trợ cho các hộ dân tham gia phát triển sản xuất cây Sở trong vùng quy hoạch tập trung. Trong hai năm 2015-2016 diện tích trồng mới rừng Sở đã tăng hơn 316 ha.

Bình Liêu đang có hai cơ sở chế biến dầu Sở cho người dân trong vùng. Với diện tích hiện tại thì hai cơ sở này có thể đáp ứng được nhu cầu ép Sở. Tuy nhiên, trong tương lai diện tích rừng Sở sẽ được tăng lên khoảng 1.700 ha vào năm 2020. Việc đầu tư cơ sở chế biến dây chuyền hiện đại để đa dạng hóa sản phẩm từ dầu Sở như làm thực phẩm hay làm mỹ phẩm cũng như cơ chế mở rộng thị trường, thu hút đầu tư nhằm nâng cao giá trị sản phẩm không những đảm bảo chất lượng đời sống của những người dân trồng rưng tại Bình Liêu mà còn đóng góp phát triển kinh tế-xã hội Bình Liêu nói riêng Quảng Ninh nói chung. 

Theo kế hoạch của UBND huyện Bình Liêu, Lễ hội hoa sở 2017 sẽ diễn từ ngày 15-17/12/2017 với chủ đề “Bình Liêu- mùa hoa Sở”. Lễ hội không chỉ làm lan toả hình ảnh một loài hoa rừng có ảnh hưởng lớn đến văn hoá của người dân vùng này mà còn trở thành một khoảng thời gian quý giá để người dân Bình Liêu giới thiệu đến bạn bè cả nước một sản phẩm đặc trưng của vùng rừng núi nơi địa đầu của Tổ quốc đang làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.