Đại Thánh Đường Jama Masjid- di sản độc đáo

Tổng quan Đại Thánh Đường Hồi Giáo Jama Masjid.
Tổng quan Đại Thánh Đường Hồi Giáo Jama Masjid.
(PLO) -Mặc dù là nơi diễn ra các cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài hàng thập kỷ, nhưng một nhóm thợ thủ công của Afghanistan vẫn luôn làm việc chăm chỉ, cẩn thận đến từ chi tiết, chế tác và khắc ra những viên gạch nhỏ để tạo ra một Đại Thánh Đường rực rỡ và lộng lẫy, xa hoa bậc nhất đất nước. 

Nơi được nói đến là Đại Thánh đường Hồi giáo Jama Masjid nằm ở thành phố Herat, là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất và tuyệt vời nhất ở Afghanistan được biết đến với lối kiến trúc, thiết kế và nghệ thuật trang trí Mosaic vô cùng độc đáo. 

Viên ngọc của Herat

Nằm trong một công viên nhỏ ở trung tâm thành phố Afghanistan nhộn nhịp, đền thờ Jama Masjid rực rỡ này là quãng nghỉ giữa tiếng còi xe không ngớt và tiếng rao của những người bán hàng rong trên các con phố xung quanh. Không những thế, Jama Masjid còn nổi tiếng là một trong những nơi thờ tự màu sắc nhất trên thế giới. 

Với nền tảng được xây dựng từ thời kỳ Ghurid- vào khoảng năm 1200 sau Công Nguyên- Jama Masjid đã phát triển qua nhiều thế kỷ. Sự huy hoàng hiện tại của đền thờ trái ngược với sự hình thành khiêm tốn của nó. Vào cuối thế kỷ đó, đền thờ này cũng như rất nhiều công trình khác ở Afghanistan là mục tiêu phá hủy của Thành Cát Tư Hãn khi ông ta đi xâm lược bành trướng lãnh thổ của mình. 

Sau đó, nhiều kiến trúc sư trước và trong thời kỳ Timurid (1300-1400 sau Công nguyên) đã xây dựng lại ngôi đền từ quy mô của một đống đổ nát. Do đó, những lớp dưới lộn xộn là dấu vết còn lại của nền móng Ghurid, trong khi lớp gạch phủ là di sản từ thời Timurid.

Vài trăm năm tiếp theo, ngôi đền tiếp tục vươn cao cùng với thành phố Herat, và rồi lại bị phá hủy gần như hoàn toàn trong các cuộc chiến Anh – Afghanistan vào thế kỷ 19 và 20. Giờ đây Jama Masjid là một tòa nhà rộng lớn, lộng lẫy và hoành tráng là kết quả từ cuộc trùng tu năm 1945 -1970. Nhưng Afghanistan vẫn là nơi diễn ra các cuộc xung đột và chiến tranh, nên việc trùng tu Jama Masjid cho đến nay vẫn chưa có hồi kết.  

Những hình ảnh chi tiết về nghệ thuật Mosaic được xây dựng ở Jama Masjid.
Những hình ảnh chi tiết về nghệ thuật Mosaic được xây dựng ở Jama Masjid.

Câu chuyện đằng sau Thánh đường xa hoa

Được biết, Jama Masjid được mệnh danh là nhà thờ Hồi giáo lộng lẫy xa hoa bậc nhất đất nước, nhưng đằng sau đó là một câu chuyện không mấy tươi đẹp như vẻ bề ngoài của nó. Đó là câu chuyện của một nhóm thợ thủ công phụ trách các công việc chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn cho Jama Masjid trông thật hoàn hảo, bất chấp nguy hiểm và chiến tranh đang diễn  ra xung quanh nơi này. 

Toàn bộ Thánh đường này được xây dựng bằng hoa văn mosaic phức tạp. Theo tìm hiểu, Mosaic (còn được gọi là “ghép mảnh” hoặc “khảm”) là một hình thức nghệ thuật trang trí - tạo ra hình ảnh từ tập hợp gồm những mảnh nhỏ. Nói cách khác, Mosaic sử dụng những mảnh nhỏ của vật liệu đặt lại với nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất.

Các mảnh nhỏ này gọi là “vật để khảm” thường là các vật chất rắn, phẳng, phần lớn ở hình dạng vuông vức như: thủy tinh màu, đá, gạch, gương, kính... Chất lượng vật lý của nguyên liệu cùng kỹ thuật lắp ghép chính là điểm tạo nên giá trị đặc biệt, cũng là tính chất nghệ thuật của Mosaic. 

Nhìn tổng quan, những hoa văn mosaic phức tạp, chi tiết và tinh xảo phủ bên ngoài khiến đền thờ trông rất đẹp và lộng lẫy, nhưng những hậu quả mà các cuộc chiến tranh nhiều năm giữa Anh và Afghanistan để lại khiến nhiều mảng gạch ốp bị hủy hoại, cộng thêm việc chính quyền mở rộng đền thờ trong thời gian gần đây đòi hỏi phải có những mẫu thiết kế gạch mosaic mới. Và phần lớn trách nhiệm trùng tu và tạo ra những kiểu gạch mới nằm trong tay chín người đàn ông cần mẫn trong khu xưởng nhỏ nằm trong khuôn viên đền thờ. 

Những hình ảnh chi tiết về nghệ thuật Mosaic được xây dựng ở Jama Masjid.
Những hình ảnh chi tiết về nghệ thuật Mosaic được xây dựng ở Jama Masjid.

Trong một căn phòng ám khỏi đen xì đó, nhóm thợ thủ công cặm cụi làm việc. Họ ngồi giữa những xô sơn nhiều màu, làm việc trên băng ghế đá màu xám đen. Ánh sáng làm việc chỉ có những đốm sáng lẻ loi xuyên qua cửa sổ trần mái vòm chiếu vào lớp gạch đất sét phủ bụi.

Trong một khung cảnh ảm đạm, cực khổ như vậy, nhưng họ lại là những thợ thủ công đang làm công việc màu sắc nhất thế giới. Đó là ốp lát gạch cho Đại Thánh đường Hồi giáo Jama Masjid. 

Độc đáo gạch Mosaic

Từ những viên gạch hình vuông đơn giản đến hoa văn uốn cong, mỗi hình dạng của gạch mosaic đều được tạo tác thủ công bằng những chiếc cuốc chim sắc nhọn và nhỏ. Mỗi điểm màu trên hoa văn mosaic là một mảnh gạch riêng, được chạm khắc cẩn thận và đính vào đúng vị trí.

Ông Hassan là thầy giáo làm việc cùng và trông coi tám sinh viên khác. Dù chỉ có vốn tiếng Anh ít ỏi để giải thích cho du khách đến thăm ngôi đền, nhưng ông vô cùng am tường về cấu trúc bên trong cũng như bên ngoài đền thờ, là kết quả của 16 năm ông gắn bó làm việc tại đây.

Trong xưởng tràn ngập tiếng gõ của những chiếc cuốc chim đang chẻ nhỏ từng viên gạch men, và trên tường xếp hàng những tấm mosaic chưa hoàn tất chờ được tôn tạo hoặc trùng tu lại. Dạo quanh xưởng, Hassan giới thiệu từng bước của quy trình làm gạch ốp mosaic. 

Những hình ảnh chi tiết về nghệ thuật Mosaic được xây dựng ở Jama Masjid.
Những hình ảnh chi tiết về nghệ thuật Mosaic được xây dựng ở Jama Masjid.

Các mẫu hoa văn cho các viên gạch mosaic trang trí khác nhau được một vị thầy lớn tuổi vẽ bằng bút chì từ góc phòng tĩnh lặng. Khi các hoa văn hoàn tất, lỗ nhỏ được đục quanh đường viền và mẫu được tô lên viên gạch men trắng bằng cách dùng than đen vẽ đè lên các lỗ. Đường nét than đen sau đó được đồ lại bằng sơn đen. Ở một phòng bên, đá và kính được nghiền ra để sử dụng làm lớp men bóng tráng bên ngoài viên gạch.

Lò nung gạch nằm trong một phòng tối sau cửa vào xưởng, tĩnh lặng bên cạnh những đống gỗ trắng ở mé ngoài đền thờ Herat. Mặc dù quên mất tên tiếng Anh của loại cây này, nhưng ông Hassan nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong việc đốt lò: loại gỗ này tạo ra tro tốt, đôi khi sẽ có thể dùng làm men tráng và ít bị khói hơn… 

Không ngừng kiến tạo

Dù đã xảy ra nhiều thập niên chiến tranh và bất ổn, Hassan và các nghệ sĩ khác vẫn làm việc, cẩn trọng tạo tác và chạm khắc lớp gạch mới cho hoa văn mosaic trong ngôi đền. 

Theo ông Aria Ofyaan, Giám đốc Văn phòng Thông tin và Văn hoá Herat cho biết, Jama Masjid được xem là một trong những nhà thờ Hồi giáo cổ nhất ở Herat có từ thế kỷ 14,  là nhà thờ Hồi giáo lớn thứ năm trên thế giới với trên 4670 mét vuông đất. 

Do chiến tranh và các cuộc xung đột nên nhà thời phải thường xuyên phải trung tu, bảo trì và sửa sang liên tục và đây là công việc rất khó khăn và tốn kém. Những tổn thất do chiến tranh của Afghanistan đã làm hao mòn ngân sách, trong khi trùng tu các cơ sở văn hóa không phải ưu tiên lớn của chính phủ. Do vậy, trùng tu Jama Masjid thường dựa trên nhiều nguồn khác nhau. 

Sự bất ổn ở Afganistan khiến cho du lịch của nước này kém phát triển, nên mặc dù là một địa điểm đẹp nhưng khách tới thăm cũng khá ít ỏi. Việc trùng tu dựa vào nhiều nguồn khác nhau, một phần từ bán những viên gạch mosaic còn thừa cho lượng khách du lịch ít ỏi đến thăm ngôi đền. Tiền được dùng để mua những vật liệu đơn giản như bút chì và giấy để làm hoa văn. Phần khác được một số người Afghanistan giàu có và các tổ chức nước ngoài...

Những người thợ thủ công làm việc cần mẫn ở Jama Masjid.
Những người thợ thủ công làm việc cần mẫn ở Jama Masjid.

 “Các trụ cột và mái nhà thờ đang bị bào mòn bởi biến đổi khí hậu trong vài năm qua, Bộ Thông tin và Văn hóa cũng đã phân bổ và tài trợ 30 triệu Afgs để cải tạo và phục hồi. Ngoài ra, để bảo vệ nhà thờ, chúng tôi cũng cho lắp đặt hệ thống mới nhất để độ ẩm không thấm vào gạch, quy trình thực hiện hệ thống sẽ diễn ra trong 2 năm với 25 triệu Afgs.

Gốm và gạch cũng đang bị nứt và hư hại nghiêm trọng, 12 triệu Afgs từ các doanh nghiệp và người dân địa phương đóng góp để tu sửa. Hy vọng rằng với những nỗ lực này, Đại Thánh đường sẽ luôn rực rỡ và lộng lẫy cho dù bất cứ điều gì tồi tệ diễn ra”, ông Aria Ofyaan nói…/. 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.