Bí ẩn bộ kimono thiêu rụi thành Tokyo cổ

Người ta cho rằng bộ kimono là lời nguyền khiến ba cô gái trẻ cùng chết một ngày và làm cho thành Tokyo cổ chìm trong biển lửa.

Đến Tokyo, một trong những câu chuyện du khách sẽ được nghe kể là về bộ kimono bí ẩn, khởi nguồn cho trận hỏa hoạn thiêu rụi thành phố khi xưa.

Edo là tên gọi cũ của thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày nay. Năm 1603, Tokugawa Ieyasu lên nắm quyền và bắt đầu xây dựng kinh tế, chính trị ở Edo, biến nơi đây trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngoài ra, Tokugawa cũng đã xây dựng cho mình một đội quân cứu hỏa được huấn luyện bài bản và trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy.

Thành Edo hay là Tokyo ngày nay. Ảnh: Metro.
Thành Edo hay là Tokyo ngày nay. Ảnh: Metro.

Lâu đài Edo được đặt trên nền đất cao ở trung tâm thành phố, với nhiều vòng tròn chia thành các khu vực dành cho những người thuộc từng ngành nghề và tầng lớp xã hội sống tách biệt nhau. Cũng giống như các thành phố châu Á khác, thành Edo chủ yếu được xây dựng bằng gỗ, giấy gạo, và dùng than củi để sưới ấm.

Khi đó, thành phố được quy hoạch thô sơ, đường sá chật hẹp, quanh co và nhà cửa nằm san sát nhau. Đây chính là nguyên nhân khiến nơi này từng hứng chịu hơn 100 vụ cháy. Trong đó, trận cháy Meireki xảy ra ngày 2/3/1657 là trận cháy lịch sử, khởi nguồn từ một bộ kimono đầy bí ẩn.

Ba chủ nhân của bộ kimono đều chết cùng ngày một cách bí ẩn. Ảnh: Wiki Visually.
Ba chủ nhân của bộ kimono đều chết cùng ngày một cách bí ẩn. Ảnh: Wiki Visually.

Tương truyền, bộ kimono Meireki (tên một loại kimono dành cho các cô gái độc thân trong những ngày lễ truyền thống ở Nhật) bị cho là lời nguyền khiến ba cô gái trẻ qua đời. Tất cả đều chết trước khi được mặc nó vào đúng ngày 16/1 trong ba năm Minh Lịch liên tiếp. Điều này khiến mọi người đều coi là điềm xấu. Vì vậy, một thầy tu đã quyết định giải lời nguyền bằng cách đốt bộ kimono này.

Bất ngờ, khi bộ kimono đang cháy thì một cơn gió mạnh từ phía tây bắc thổi qua khiến ngôi chùa bùng cháy dữ dội. Ngọn lửa sau đó nhanh chóng lan ra các khu vực lân cận do trận hạn hán năm trước khiến thành Edo khô cằn hơn. Vì vậy, đội quân cứu hỏa của Tokugawa Ieyasu cũng không thể khống chế được trận cháy.

Vào buổi tối thứ hai, gió đổi hướng đẩy ngọn lửa từ phía nam vào khu vực trung tâm thành phố, nuốt trọn gần như toàn bộ thành Edo. Cuối cùng, sau ba ngày, ngọn lửa dập tắt. Ước tính có tới 100.000 người chết, 60 - 70 % kinh thành bị thiêu rụi, trong đó có 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu. Thiệt hại lớn tới mức có thể so sánh với đại thảm họa động đất Kantō năm 1923 và vụ ném bom nguyên tử của Mỹ năm 1945 lên 2 thành phố lớn của Nhật trong thế chiến 2.

Trận cháy Meireki xảy ra đã thiêu rụi 3/4 kinh thành Edo. Ảnh: Mheu.
Trận cháy Meireki xảy ra đã thiêu rụi 3/4 kinh thành Edo. Ảnh: Mheu.

Việc tái thiết Edo được tiến hành trong vòng hai năm dưới sự lãnh đạo của vị tướng Rōjū Matsudaira Nobutsuna. Đường phố được mở rộng hơn, một số quận, đặc biệt là khu vực trung tâm được sắp xếp, tổ chức lại nhằm khôi phục và thúc đẩy nền kinh tế.

Ngoài ra, chính phủ cũng trợ cấp cho samurai và cả thường dân một phần kinh phí để xây dựng nhà cửa và ổn định lại cuộc sống. Đế chế của Tokugawa kéo dài đến năm 1867, khi thành phố Edo được đổi tên thành Tokyo như ngày nay.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.