3 điểm đến tâm linh độc đáo của Hải Phòng

Đền Trạng Trình
Đền Trạng Trình
(PLO) - Đã từ lâu, Hải Phòng được coi là mảnh đất linh thiêng với những ngôi chùa hàng trăm năm lịch sử, những điểm du lịch tâm linh độc đáo, ý nghĩa. Báo Pháp Luật Việt Nam xin gửi tới quý độc giả những địa chỉ tâm linh không nên bỏ lỡ tại thành phố Hoa Phượng Đỏ nhân dịp đầu Xuân Bính Thân 2016.
Đến Đền Trạng Trình cầu tài
Ngày 07/1 vừa qua, Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo) đã được Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Đây là một món quà lớn dành cho người dân Vĩnh Bảo nói riêng và người dân Hải Phòng nói chung đúng dịp kỷ niệm 430 năm Ngày mất của danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà chính trị, triết học, nhà giáo dục, một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lịch sử, văn hóa nước ta thế kỷ XVI.

Khu di tích Trạng Trình là di tích quốc gia đặc biệt thứ hai của Hải Phòng được xếp hạng sau Quần đảo Cát Bà. Khu di tích bao gồm 9 hạng mục chính: Tháp bút Kình Thiên, Đền thờ Trạng Trình, nhà trưng bày, phần mộ các cụ thân sinh Trạng Trình, Am Bạch Vân, tượng Trạng Trình, Hồ Bán Nguyệt, Chùa Song Mai, Nhà Tổ của chùa có tượng thờ bà Minh Nguyệt, bia và quán Trung Tân. 

Trong đó, nổi bật nhất là tượng Trạng Trình cao 5,7m, nặng 8,5 tấn bằng chất liệu đá Granit đúc, sừng sững, uy nghiêm tại Quảng trường khu di tích. Đền Trạng Trình được xem là điểm đến cho nhiều học sinh, sinh viên, sĩ tử tại Hải Phòng và các vùng lân cận để cầu tài, cầu tiến bộ trước những kỳ thi, sự kiện quan trọng. 

Chùa Dư Hàng – Trung tâm Phật giáo Hải Phòng nhiều thế kỷ

Chùa Dư Hàng (Phúc Lâm Tự) tọa lạc tại phường Hồ Nam, quận Lê Chân, có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980 - 1009), được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 1986. Chùa Hàng không chỉ là một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng mà còn được nhiều phật tử miền Bắc biết tới bởi vị trụ trì tài giỏi là Thượng tọa Thích Quảng Tùng. 

 

Chùa Hàng có kiến trúc kiểu chữ “đinh”, hai bên là nhà tổ, đằng trước có tam quan rất đẹp. Qua tam quan sẽ tới tòa Phật điện 7 gian với những hàng cột lim lớn đã ngả màu. Bên trong tòa Phật điện được trang trí bởi nhiều bức hoành phi, câu đối, cửa võng sơn son thếp vàng rực rỡ. 

Gian tiền đường của tòa Phật điện được trang trí bằng nhiều mảng chạm khắc nổi trên cửa võng với nhiều mảng đề tài quen thuộc mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX như: mai điểu, ngũ phúc, rồng mây… gửi gắm ước muốn “mưa thuận, gió hòa, cỏ cây tươi tốt” của người dân.

Tại đây hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật cổ có giá trị với tạo hình chuẩn xác và kỹ thuật tinh xảo như: bộ Tam thế, tòa Cửu long - Thích ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tượng “Thập điện minh vương”, tượng Hộ Pháp, tượng Trúc Lâm Tam Tổ... 
Đền Nghè – điểm tâm linh tín ngưỡng quan trọng nhất Hải Phòng

Đền Nghè (phường An Biên, quận Lê Chân) là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 1986 thờ Nữ tướng Lê Chân - vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều, Quảng Ninh, vì nợ nước, thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay.

 

Sau nhiều lần tu bổ, sửa chữa, Đền Nghè hiện nay vẫn giữ được phong cách kiến trúc thời Nguyễn, đầu thế kỷ XX bao gồm: tam quan, toà bái đường, thiêu hương, hậu cung, giải vũ, nhà bia, nơi đặt tượng voi đá, ngựa đá và toà tứ phủ. Toà bái đường gồm 5 gian được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 viên đá tảng đục đẽo công phu, tỉ mỉ. Chính giữa nóc nhà bái đường đắp nổi hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”. 

Hậu cung gồm 3 gian, xây cao hơn nhà bái đường với thiết kế kiểu 2 tầng mái. Nét đặc sắc của kiến trúc Đền Nghè là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá với long, ly, quy, phượng; tùng, cúc, trúc, mai... cực kỳ tinh xảo. 

Hiện nay, Đền Nghè còn bảo tồn được nhiều tác phẩm điêu khắc trên đá rất có giá trị. Điển hình là tấm bia đá có kích thước lớn được tạc vào thời Nguyễn, ghi tiểu sử của Nữ tướng Lê Chân. Tại toà hậu cung, tượng Nữ tướng ngồi trên ngai thờ, đặt trong một khám lớn sơn son thếp vàng với dáng vẻ uy nghi, đôn hậu, xinh đẹp.

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.