Vợ chồng doanh nhân hết lòng vì người nghèo

Ông Đỗ Vi Tân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Thạnh (trái) nhận Bằng khen của UBND tỉnh An Giang
Ông Đỗ Vi Tân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Thạnh (trái) nhận Bằng khen của UBND tỉnh An Giang
(PLVN) - Mỗi năm, ông Đỗ Vi Tân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Thạnh và bà Nguyễn Thị Thu Dung - Giám đốc điều hành Qũy tín dụng nhân dân (TDND) Mỹ Phước cùng tọa lạc ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đều trích một phần quỹ phúc lợi làm công tác từ thiện xã hội, tài trợ học bổng cho học sinh-sinh viên nghèo, vượt khó; tặng quà, chia sẻ mất mát đau thương với hàng chục trẻ em bị bệnh bại não…

Địa chỉ tin cậy của người dân

Quỹ tín dụng nhân dân Mỹ Thạnh đã hoạt động rất hiệu quả hơn 20 năm qua. Người lèo lái con thuyền quỹ tín dụng này là ông Đỗ Vi Tân. Những năm đầu thập niên 1990, trong bối cảnh hàng loạt hợp tác xã tín dụng đổ vỡ, ông Đỗ Vi Tân đã mạnh dạn đề xuất chính quyền địa phương phát triển hệ thống quỹ tính dụng linh hoạt cùng chính quyền địa phương phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) để phục vụ cho người dân. Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, QTDND Mỹ Thạnh luôn là địa chỉ đáng tin cậy của mọi người. 

Với mục tiêu duy nhất là tương trợ hợp tác giữa các thành viên về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn...

QTDND Mỹ Thạnh đã giúp hàng trăm ngàn hộ dân trên địa bàn thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng. Đến nay, QTDND Mỹ Thạnh đã mở rộng được 5 điểm giao dịch, hoạt động ở các địa bàn phường Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên và các xã cù lao Hòa An, Hòa Bình, Mỹ An - huyện Chợ Mới. 

“QTDND Mỹ Thạnh luôn đề ra mục tiêu đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân, phục vụ tốt công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Nhờ những việc làm hiệu quả và thiết thực này nên bà con tìm đến QTDND Mỹ Thạnh ngày càng nhiều hơn.

Nếu như những năm đầu mới thành lập, QTDND Mỹ Thạnh chỉ có 7 nhân viên, vốn điều lệ 400 triệu đồng, doanh số cho vay 7 tỷ đồng, thì sau hơn 20 năm hoạt động, vốn điều lệ đã đạt 7,5 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay trên 150 tỷ đồng, số nhân viên tăng gấp 3 lần; số thành viên tăng gấp 73 lần, xây dựng được trụ sở làm việc khang trang, tạo niềm tin vững chắc trong lòng nhân dân và nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ kịp thời”, ông Tân cho biết.

Đặc biệt, từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 41, QTDND Mỹ Thạnh đã mạnh dạn tập trung vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Theo đó, QTDND Mỹ Thạnh đã sử dụng 80% nguồn vốn cho bà con vay. Đa số bà con vay vốn đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển nghề truyền thống; mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp... 

QTDND Mỹ Thạnh là mô hình kinh tế hợp tác kiểu mới tiêu biểu, hoạt động có hiệu quả, trở thành kênh dẫn vốn tin cậy cho bà con nông dân, góp phần đáng kể trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. 

Với những đóng góp thiết thực cho cộng đồng, QTDND Mỹ Thạnh đã được Thủ tướng Chính phủ tặng 2 Bằng khen về thành tích xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ; ông Đỗ Vi Tân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích phát triển kinh tế tập thể và Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bằng khen của UBND tỉnh An Giang; Bằng khen của UBMTTQ Việt Nam tỉnh An Giang; nhiều Bằng khen, Giấy khen của Liên minh HTX Việt Nam tỉnh An Giang và các cơ quan ban ngành khác…

Thành công từ chữ “tâm”

Không chỉ là người hết lòng vì công việc, ông Tân còn là người “mê” làm chuyện xã hội. Ông luôn trăn trở phải làm sao để đóng góp rất nhiều hơn nữa cho cộng đồng. Mang suy nghĩ này của mình bàn bạc với gia đình và với các cộng sự ở QTDND Mỹ Thạnh, được hưởng ứng ông càng có thêm động lực.

Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm ông Tân đều xuất tiền dành dụm của gia đình mình và trích quỹ phúc lợi của QTDND từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng để làm công tác từ thiện xã hội, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.

Điển hình là ông đã đóng góp tiền của, vật chất để sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới nhiều cây cầu, đoạn đường giao thông, cất nhà tình thương tặng cho các hộ nghèo không nơi nương tựa, tài trợ học bổng cho học sinh sinh viên nghèo, chia sẻ mất mát đau thương với hàng chục trẻ bị bệnh bại não… 

Chẳng chịu thua kém chồng, hơn 20 năm gắn bó trong ngành tín dụng-ngân hàng, nhờ tính năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, QTDND Mỹ Phước của bà Thu Dung cũng đã huy động và phát vay vốn kịp thời, thu hồi vốn và lãi đúng quy định, tỷ lệ nợ quá hạn đạt thấp… tạo được niềm tin với mọi người. 

Giám đốc Thu Dung tặng quà cho bệnh nhân nghèo
Giám đốc Thu Dung tặng quà cho bệnh nhân nghèo

Còn nhớ, năm 1995, bà Dung thành lập QTDND Mỹ Phước và được tín nhiệm giao giữ chức Giám đốc điều hành. Với nguồn vốn ban đầu rất nhỏ bé, lượng thành viên ít ỏi… Cả tháng trời, bà Dung cùng các nhân viên lặn lội xuống các xã, ấp vùng sâu-vùng xa tiếp xúc để tìm hiểu khách hàng, vận động, thuyết phục và tạo niềm tin với khách hàng để họ an tâm tham gia QTDND Mỹ Phước.

Khó khăn, vất vả ban đầu cũng vượt qua và bằng cơ chế, chính sách cho vay linh hoạt, huy động vốn vay hợp lý cùng với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo… nên đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn của QTDND Mỹ Phước đã có lên đến trên 326 tỷ đồng (tăng hơn năm 2009 gần 60 tỷ đồng), lợi nhuận năm 2010 đạt gần 6 tỷ đồng và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế Nhà nước là 1.148 triệu đồng. Với kết quả trên, QTDND Mỹ Phước được xếp loại A và được đánh giá là một trong những hệ thống QTDND lớn về quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả nước. 

Phát huy thành tích trên, đến nay, tổng nguồn vốn của QTDND Mỹ Phước đạt hơn 500 tỉ đồng, tổng dư nợ cho vay thành viên trên 400 tỉ đồng! Nếu so với dư nợ của các tổ chức tín dụng khác thì đây là con số khiêm tốn, nhưng điều đặc biệt hết sức có ý nghĩa là đối tượng phục vụ, địa bàn hoạt động của QTDND Mỹ Phước là phục vụ nông nghiệp nông thôn, trực tiếp hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ, ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Hơn thế nữa, hoạt động của QTDND Mỹ Phước là một nhân tố góp phần đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, hạn chế các hoạt động tín dụng tự phát, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực và rủi ro. Những kết quả mà QTDND Mỹ Phước đem lại cho người dân ở các vùng nông thôn là rất cụ thể, sinh động. 

QTDND Mỹ Phước luôn được đánh giá là đơn vị mạnh của tỉnh An Giang, đã có nhiều cá nhân và tập thể của Quỹ TDND được Thủ tướng Chính Phủ, các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh An Giang, thành phố Long Xuyên… tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

Giám đốc QTDND Mỹ Phước Nguyễn Thị Thu Dung cho rằng: bài học quý để phát triển bền vững QTDND là phải kinh doanh đúng tôn chỉ mô hình HTX, mọi hoạt động xuất phát từ nhu cầu thành viên, không chạy theo lợi nhuận đơn thuần. 

Thành công trong hoạt động kinh doanh, Giám đốc Thu Dung còn nặng lòng với các hoạt động từ thiện - xã hội, vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội ở địa phương. Hàng năm, bà Dung luôn dành cả tỷ đồng để đóng góp ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Khuyến học, khuyến tài ở địa phương, cất nhà tình thương tặng hộ dân nghèo, gia đình chính sách neo đơn, tài trợ các điểm giữ trẻ mùa lũ, xây cầu - sửa đường giao thông và hỗ trợ mổ tim cho trẻ em…

Trong chuyến thăm và làm việc tại QTDND Mỹ Phước của Nguyên Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính - bà Trương Mỹ Hoa, nữ doanh nhân này đã đóng góp vào Quỹ học bổng Vừ A Dính 252 triệu đồng để tài trợ 3 sinh viên dân tộc thiểu số học hết đại học trong 7 năm, góp phần thiết thực đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước...

Nữ doanh nhân Thu Dung đã cùng Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh đến thăm, tặng quà trị giá trên 30 triệu đồng cho hơn 100 bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Bà Dung chia sẻ: “Những việc tôi làm, chưa thấm vào đâu so với nỗi khổ của những người bất hạnh, tôi thiết nghĩ, vạn vật rồi sẽ qua đi chỉ có tình thương, tình yêu giữa người với người là còn mãi”.

Thật vậy, sống trên đời, mỗi con người, mỗi số phận, không ai giống ai, sự sẻ chia của những người hảo tâm cho những mảnh đời cơ nhỡ thật là đáng quý và đáng trân trọng.

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.