Tiếp vụ Megastar: Thua tan tác trên “sân nhà”, do đâu?

(PLO) - Năm 2006 Luật Điện ảnh ra đời, đặt mục tiêu: “Đầu tư xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại hoá công nghiệp điện ảnh, nâng cao chất lượng phim, phát triển quy mô sản xuất và phổ biến phim, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân...”. Thế nhưng gần 10 năm trôi qua, đó vẫn là một viễn cảnh xa vời. 
Khi rạp chiếu bóng thành bãi gửi xe
Thực tế hiện nay hàng loạt rạp chiếu phim hoặc bị bỏ phế, hoặc bị bán tống bán tháo, thậm chí bị đập bỏ, chuyển đổi công năng. Chẳng hạn như tại TP.Hồ Chí Minh, sau 30/4/1975 có khoảng 50 rạp chiếu phim thì nay hoàn toàn biến mất. Rạp Cầu Bông nổi tiếng một thời nay được trưng dụng làm quán cà phê bi-da. Rạp Minh Châu (369 Lê Văn Sỹ, quận 3) thì biến thành mặt bằng cho thuê làm siêu thị. 
 
Rạp Lệ Thanh ở quận 5 hàng chục năm nay bỏ trống, không diễn cũng không chiếu phim. Rạp Quốc tế tại 343 Phạm Ngũ Lão, quận 1 nay là cao ốc 18 tầng cho thuê căn hộ cao cấp thuộc sở hữu của một công ty liên doanh. Rạp Thanh Vân (360A, Cách Mạng Tháng Tám, quận 3) được tạm giao cho Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP làm kho nhạc cụ và nơi tập của dàn nhạc. Rạp Vinh Quang (59 Pasteur, quận 1) thành tòa nhà thương mại - văn hóa đa năng. 
Khách sạn Rex trước đây có hai rạp chiếu phim thì một trong hai rạp ấy từ hàng chục năm nay đã phải nhường chỗ cho hoạt động khác, để rồi năm 2009 tại đây khánh thành tòa nhà mới của Rex. Rạp chiếu bóng Măng Non trên đường Đồng Khởi, sau một thời gian dài từ năm 1979 đến năm 2009 được chuyển thành sân khấu múa rối dành cho thiếu nhi, nay là tòa nhà Eden của Vincom. Thảm nhất là rạp Đại Quang (quận 5), nơi giải trí được nhiều người ưa thích nay biến thành bãi giữ xe, rửa xe… 
Hay như ở Đà Lạt, trước có tổng cộng 4 rạp thì nay đều bị xóa sổ: Rạp Ngọc Lan được giao cho tư nhân để xây khách sạn; rạp Ngọc Hiệp thành khu siêu thị, thương mại; Rạp 3/4 và rạp thuộc Nhà Thiếu nhi cũng bị đập bỏ để xây dựng công trình khác theo quy hoạch của chính quyền sở tại. 
Số phận các rạp chiếu phim tại các địa phương khác cũng trong tình trạng tương tự. Thiếu rạp khiến cho đầu ra của các hãng phim bị mắc kẹt, nhất là vào các mùa “chạy” phim Tết. 
Sản xuất phim cũng không khá hơn. Theo một báo cáo gần đây của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, khi Luật Điện ảnh có hiệu lực, mỗi năm các hãng phim Nhà nước và tư nhân trong nước sản xuất được 8 phim truyện nhựa, 5 phim truyền hình, 3 phim hoạt hình, 4 phim tài liệu… Nghĩa là mỗi năm, nền điện ảnh nước nhà chỉ xuất xưởng vỏn vẹn dưới 10 bộ phim cho mỗi thể loại để phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân! 
Nhà biên kịch, phê bình điện ảnh Sâm Thương từng kêu lên: “Nghịch lý của Điện ảnh Việt Nam là không có rạp chiếu nhưng vẫn sản xuất ra những bộ phim đắt nhất thế giới”.
Một số nhà đầu tư tư nhân cũng cố gắng tìm cách bứt phá trong việc sản xuất phim, tổ chức cụm rạp chiếu, tiếc thay, họ  là những cánh én lẻ loi không thể làm nên mùa xuân cho nền điện ảnh nước nhà. 
Và câu chuyện chính sách
“Thị trường của ta, ta chê, ta bỏ với đủ thứ lý do (nào không có phim, nào không có tiền, nào không có khán giả) trong khi các công ty nước ngoài lại nhìn thấy đó là “con gà đẻ trứng vàng”. Cho nên, chuyện Megastar nhanh chân chớp lấy cơ hội, trở thành đại gia và bây giờ làm mưa làm gió với các doanh nghiệp trong nước âu cũng chẳng phải không có căn nguyên từ đây” - bà Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM phát biểu.  
Trong khi khuôn khổ chính sách vẫn có ý bảo hộ cho nhiều ngành kinh tế thì thị trường điện ảnh Việt Nam mở toang cửa cho đầu tư nước ngoài. Được cấp giấy phép đầu tư vào năm 2004, Megastar là một doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Cổ phần Văn hóa Phương Nam (PNC) và Công ty Envoy Media Limited của British Virgin Island (BVI). 
Thời điểm đó chưa có Luật Điện ảnh nhưng ngay cả khi Luật này được ban hành vào năm 2006 thì hành lang cho nhà đầu tư nước ngoài cũng khá dễ dãi. Chính vì vậy, Megastar có cả chức năng nhập khẩu, phân phối phim lẫn mở rạp chiếu. 
Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư ngoại cũng không bị hạn chế khi Envoy Media Limited thoạt đầu chiếm tới 80% vốn, và sau đó “lách luật” nâng lên 90% trong liên doanh. Nay Tập đoàn CJ-Hàn Quốc coi như đã thâu tóm 100% qua công ty con CGV Việt Nam (CGV VN).
Trong một thị trường gần như bị bỏ ngỏ, thiếu lộ trình chuẩn bị, lại được PNC tiếp tay, CGV VN đã nhanh chóng chiếm lĩnh “trận địa” mà không gặp phải sức kháng cự đáng kể nào từ các công ty trong nước. 
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, CGV VN đang nắm khoảng 90% doanh thu của thị trường phim nhựa nhập khẩu Việt Nam. Hiện nay, CGV VN đã thiết lập được một mạng lưới rạp chiếu phim hiện đại gồm 24 cụm rạp với 154 phòng chiếu trải dài từ Hải Phòng, Hà Nội đến Đà Nẵng, Đồng Nai, TP.HCM. Nhưng đây chưa phải là con số cuối cùng vì theo dự án, trong thời gian tới, CGV VN sẽ xây thêm nhiều cụm rạp, mỗi cụm từ 8-12 rạp. 
Chứng kiến trận thua tan tác trên sân nhà, nhiều người có tâm với nghề không khỏi thảng thốt. Phải chăng nếu việc mở cửa thận trọng, có lộ trình rõ ràng để các doanh nghiệp trong nước chuẩn bị thì có thể đã không xảy ra nông nỗi này?
Phim nhập khẩu một mặt giúp cho người dân được tiếp cận với điện ảnh của thế giới nhưng mặt khác lại gây sức ép cạnh tranh nặng nề lên việc sản xuất phim trong nước. Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Điện ảnh Sài Gòn, phim nhập chiếu tại rạp hiện nay chiếm tỷ lệ tới 90-95%. 
Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng đến sự sống còn của điện ảnh nước nhà mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến cả văn hóa, đạo đức xã hội. Điều này có phù hợp với mục tiêu xây dựng nền điện ảnh Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” như Luật đề ra hay không? 
Trong quá trình sửa đổi Luật Điện ảnh, cơ quan chức trách có vẻ cũng đã nhận ra vấn đề. Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời thực thi đúng cam kết WTO, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh năm 2009 đã quy định lại theo hướng chỉ cho phép vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 51% vốn pháp định. 
Như vậy, thị trường điện ảnh bắt đầu được điều chỉnh, khép bớt sau nhiều năm mở toang cửa cho đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc sửa đổi có lẽ đã quá muộn và chỉ chừng ấy thôi thì rất khó vực dậy một nền điện ảnh đang gặp muôn vàn khó khăn.

Đọc thêm

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng

TS.LS Châu Huy Quang - Giám đốc điều hành công ty Luật Rajah & Tann LCT Việt Nam: Vì một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng
Hơn 25 năm hành nghề luật sư (LS) và trọng tài thương mại (TTTM) trong lĩnh vực thương mại quốc tế, TS.LS Châu Huy Quang cũng như Rajah & Tann LCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng nể, góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nhân lấy pháp quyền làm trọng.

Tân Phó Tổng Giám đốc VEC là ai?

Chủ tịch và Tổng Giám đốc VEC chúc mừng tân Phó Tổng Giám đốc Đặng Hoài Nam.
(PLVN) - Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Đặng Hoài Nam giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tổng công ty này.

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.