Ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch HĐQT FLC AMD: Chúng tôi đang nỗ lực để “Mang vẻ đẹp đá tự nhiên đến mỗi gia đình Việt”

Ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch HĐQT FLC AMD: Chúng tôi đang nỗ lực để “Mang vẻ đẹp đá tự nhiên đến mỗi gia đình Việt”
(PLO) -  Đầu tư đồng bộ nhiều mỏ đá lớn và 2 nhà máy chế tác hiện đại, AMD Group đang nổi lên như một hiện tượng trong ngành đá Việt Nam. Điều gì đã khiến AMD lựa chọn hướng đi không dễ và cũng không phải mới này để bứt phá? Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Đức, Chủ tịch HĐQT FLC AMD

Thưa ông, điều gì đã khiến AMD quyết định mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực đá tự nhiên?

Ông Nguyễn Tiến Đức: Từ cuối năm 2015, FLC AMD nhận thấy thị trường bất động sản trung và cao cấp cùng với ngành vật liệu xây dựng cao cấp có tiềm năng phát triển lớn. Trong đó, nhu cầu về đá tự nhiên đặc biệt tăng mạnh do xu hướng thiết kế phóng khoáng, ứng dụng các yếu tố tự nhiên vào nhà ở. Đời sống vật chất được nâng cao hơn, nên khi xây dựng nhà cửa người chủ cũng quan tâm hơn đến một ngôi nhà thẩm mỹ và có lợi cho sức khỏe của người sử dụng.

Ngoài ra, ngành khai thác đá Việt Nam trước đây đi khá chậm so với thế giới, công nghệ khai thác lạc hậu, chưa tương xứng với nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của chúng ta. Hơn nữa, trên thị trường đá tự nhiên Việt Nam tại thời điểm đó cũng chưa có tên tuổi nào thực sự nổi trội.

Nắm bắt được những cơ hội của thị trường cũng như tiềm năng sẵn có của FLC AMD, chúng thôi thấy rằng dư địa cho ngành đá tự nhiên và cơ hội cho mình là rất lớn.

Nhà máy AMDSTONE Núi Loáng tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Nhà máy AMDSTONE Núi Loáng tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Cũng phải nói thêm rằng, đá tự nhiên là một vật liệu xây dựng kinh điển, khi luôn luôn hiện diện và gắn liền với những nền văn minh rực rỡ của nhân loại, từ thời Ai Cập cổ đại, đế chế Maya, đế chế Hy Lạp - La Mã cho đến thời kỳ Phục Hưng... Trong thế kỷ 20, vật liệu này từng có giai đoạn suy thoái trước sự lên ngôi của các vật liệu nhân tạo nhưng khi giá trị của đá tự nhiên ngày càng được chứng tỏ qua thời gian thì sự đảo ngược về khuynh hướng đang diễn ra trên khắp thế giới.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi đá tự nhiên là tinh hoa được hình thành qua nhiều triệu năm tích tụ phong hóa, có độ bền và sự sang trọng hiếm vật liệu nhân tạo nào so sánh được.

Nhu cầu tiêu thụ đá tự nhiên trên thị trường quốc tế đang rất lớn, đặc biệt là Mỹ, Italia, Hy Lạp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc… và Trung Đông. Ở Việt Nam chúng ta gần như phải nhập khẩu 100% với chi phí khá cao, nhưng nếu xét về chất đá, thì đá nhập khẩu có thể không bằng so với một số mỏ đá Việt Nam đang có.

Đó là lý do khi công ty cần mở rộng kinh doanh để tạo ra những cơ hội tăng trưởng mới, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đá tự nhiên vì đây là một trong những vật liệu xây dựng có tiềm năng thị trường lớn nhất hiện nay.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay, đá nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị phần rất lớn. Để người tiêu dùng quyết định chọn sản phẩm đá tự nhiên của AMD thì sản phẩm của AMDSTONE có những lợi thế cạnh tranh gì, thưa ông?

Sản phẩm của AMDSTONE được khai thác tại mỏ của Việt Nam nên tôi nghĩ trước tiên nó sẽ phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Việt Nam. Đã có rất nhiều những công trình sử dụng sản phẩm của chúng tôi, đến mùa nồm ẩm của miền Bắc thì hoàn toàn không bị hiện tượng “nền nhà đổ mồ hôi” mà rất nhiều những công trình khác gặp phải. Nhược điểm của đá marble nhập ngoại thường là mềm, xốp, bị thấm nước và bay màu nhưng với đá của AMDSTONE thì độ cứng rất cao, đặc biệt là độ chống thấm nước trên sản phẩm của chúng tôi lên đến 99.97%. Các sản phẩm đá marble của AMD sử dụng được cả ngoài trời mà không bị mất màu, không bị ố khi gặp các chất dầu mỡ hay nước chè.

Ông Nguyễn Tiến Đức
Ông Nguyễn Tiến Đức 

Ngoài những yếu tố vượt trội về đặc tính sản phẩm thì giá thành cũng là một yếu tố mà chúng tôi rất tự tin. Các sản phẩm của AMDSTONE chỉ dao động bằng 1/2 đến 2/3 so với đá nhập khẩu.

Ông nhận xét như thế nào về hiện trạng khai thác đá tự nhiên của Việt Nam hiện nay?

Việt Nam hiện có trữ lượng đá ốp lát vào khoảng hơn 37 tỷ tấn, có thể khai thác, chế biến thành hàng trăm tỉ m2 đá ốp lát. Con số tuy nhiều nhưng không phải vô hạn. Công nghệ khai thác lạc hậu khiến tỷ lệ đá thành phẩm đạt chất lượng ở nhiều mỏ đá thấp. Đá tự nhiên của Việt Nam hiện nay ra thị trường thế giới phần lớn ở dạng thô, giá trị thấp, gây lãng phí rất lớn về mặt tài nguyên chưa kể các hệ lụy lớn ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái. Trong khi đó, về mặt chất lượng, như tôi có nhắc đến ở trên, đá tự nhiên của Việt Nam không thua kém so với thế giới, thậm chí tốt vượt trội ở một số tiêu chí.

AMD giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi hiểu rằng muốn đi xa trong lĩnh vực này, đầu tư vào những công nghệ khai thác tối tân nhất là điều buộc phải làm dù chi phí đầu vào có thể nói là rất tốn kém. Hiện công ty đang sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại nhất thế giới giúp tối ưu hiệu quả khai thác với tỷ lệ thu hồi đá nguyên khối rất cao, vừa không lãng phí tài nguyên vừa giải quyết hai vấn đề nan giải trong ngành đá là ô nhiễm và tai nạn lao động. Nhiều người từng rất ngạc nhiên khi chúng tôi đầu tư hàng trăm tỷ nhập các công nghệ khai thác hiện đại. Nhưng cũng chính họ đã phải thay đổi suy nghĩ khi chứng kiến đá thành phẩm của AMD.

Kho đá nhà máy sản xuất và chế tác đá tự nhiên AMDSTONE dưới chân núi Loáng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Kho đá nhà máy sản xuất và chế tác đá tự nhiên AMDSTONE dưới chân núi Loáng, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Sau khi chế tác, sản phẩm đá của chúng tôi không chỉ bóng, sáng, vân đá tự nhiên độc lạ mà độ thấm nước gần như bằng không, rất phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Việt Nam.

Tiềm năng thị trường nội địa và xuất khẩu của đá tự nhiên AMD hiện nay như thế nào, thưa ông?

Chúng tôi nhận được khá nhiều đơn đặt hàng trị từ những thị trường khó tính thuộc Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, do chất lượng đá tự nhiên không thua kém bất cứ nhà cung cấp quốc tế nào, trong khi mức giá thành rất cạnh tranh chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3.

Riêng với thị trường nội địa, có hai vấn đề mà các chủ đầu tư, nhà thầu đang gặp phải khi nhập đá ngoại là thời gian nhập đá có thể mất tới vài tháng, cộng với chất lượng đá khó kiểm soát đồng đều. Nhiều lô hàng nhập về bị gãy vỡ, ngấm nước, độ chịu mài mòn kém.... dẫn tới tiến độ dự án không đảm bảo.

Vẻ đẹp đá tự nhiêm của AMD tại Trung tâm Hội nghị quốc tế FLC Hạ Long
Vẻ đẹp đá tự nhiêm của AMD tại Trung tâm Hội nghị quốc tế FLC Hạ Long

Sản phẩm đá tự nhiên của chúng tôi hầu như giải quyết được hết những vấn đề này. Đá AMD đã xuất hiện trong nhiều dự án lớn như hệ thống quần thể nghỉ dưỡng của FLC, Ecopark, T&T…. và hiện vẫn đang tiếp tục mở rộng.  

Mục tiêu của AMD trong tương lai là gì?

Vẻ đẹp của đá tự nhiên có giá trị trường tồn và khẩu hiệu của AMDSTONE là “Mang vẻ đẹp đá tự nhiên đến mỗi gia đình Việt”, nghĩa là mang sản phẩm chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp với giá thành phù hợp để chiếm lĩnh thị trường.

Mục tiêu của AMDSTONE trong giai đoạn 2018-2020 là chiếm lĩnh từ 25-30% thị phần đá tự nhiên của Việt Nam.

Xin trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ này!

Đọc thêm

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.