“Ở đâu có ý chí, đam mê, ở đó sẽ có con đường”

Ông Đinh Mạnh Thắng tại một hội thảo về du lịch
Ông Đinh Mạnh Thắng tại một hội thảo về du lịch
(PLO) - Dù tốt nghiệp chuyên ngành Sử học nhưng với niềm đam mê kinh doanh và cơ duyên trong lĩnh vực du lịch, ông Đinh Mạnh Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đã góp phần chèo lái “con thuyền” đưa ngành du lịch tỉnh nhà trở thành một điểm sáng trong cả nước. 

Vực dậy những khách sạn nợ nần

Với thành tích học tập tốt, năm 1981, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sử học thuộc Đại học Tổng hợp Huế, ông Thắng được giữ lại làm cán bộ giảng dạy, thế nhưng, ông lại chọn về làm công chức cho Ban hợp tác kinh tế Lào- Campuchia tỉnh Bình Trị Thiên. Tại đây, với sự cần cù, chịu khó và sáng tạo trong công việc, ông được đề bạt lên cấp Trưởng phòng của Ban. Tháng 6/1989, tỉnh Bình Trị thiên chia tách nên ông Thắng được điều động ra Quảng Trị công tác. Đến tháng 01/1990, ông được điều chuyển vào Huế và công tác trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.

Ông cho biết, “Thời điểm tôi làm Trưởng phòng Đối ngoại của Ban hợp tác kinh tế Lào - Campuchia đã rất thân quen với du lịch, cùng với những công việc chuyên môn liên quan đến  công tác đối ngoại, về những chuyến đi công tác nước ngoài, những lần đón các đoàn khách quốc tế đã hình thành tư duy của một người làm du lịch nên lúc ấy tôi nghĩ du lịch là nơi mình sẽ đến sau khi chuyển công tác vào lại Huế”. 

Trở lại Huế, ông được đề bạt là Phó Giám đốc Công ty du lịch Thuận Hóa. Với những cố gắng không ngừng nghỉ của ông đã góp phần giúp cho công việc kinh doanh của Công ty Du lịch Thuận Hóa từng bước phát triển thuận lợi. Đặc biệt, ông luôn luôn có những chiến lược đổi mới trong kinh doanh. Một thời gian sau, ông được lãnh đạo Tỉnh ủy điều động chuyển về làm Giám đốc Công ty khách sạn Đống Đa.

Chia sẻ về quãng thời gian đầu quản lý, điều hành tại Khách sạn Đống Đa, ông cho biết:  “Lúc về điều hành tại Khách sạn Đống Đa, đó là thời điểm khách sạn làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng gần 10 tỷ đồng không có khả năng thanh toán, đời sống cán bộ nhân viên rất khó khăn. Để cứu vãn tình hình, trên cương vị là người đứng đầu tôi đã vạch ra những phương án, kế hoạch để “cứu” khách sạn.

Lúc đó, một mặt từng bước xây dựng thương hiệu cho khách sạn ổn định, mặt khác tập trung xây dựng một đơn nguyên khách sạn mới với 50 phòng ngủ bằng sự tín chấp cá nhân để vay vốn từ ngân hàng. Sau một thời gian rất ngắn, Khách sạn Đống Đa đã trở thành một điểm đến của rất nhiều đoàn khách du lịch quốc tế, khách sạn đi vào kinh doanh hiệu quả, trả được lãi vay ngân hàng. Ngoài ra, lợi nhuận có được tiếp tục chuyển qua góp vốn để cùng kêu gọi đối tác xây dựng một khách sạn mới tại số 1 Đội Cung (trên khu đất của Trung tâm Xúc tiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư và kho bãi của Sở Thủy lợi) - một khu đất vàng bấy lâu không được khai thác rất lãng phí. Cũng tại đây Khách sạn Mercure Huế dưới sự quản lý của Accor được ra đời và trở thành một khách sạn 4 sao hàng đầu của Huế mà nay là Khách sạn Mường Thanh Huế.

Ngày 1/8/2008, ông Thắng được điều chuyển về kiêm nhiệm Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Cố đô với các đơn vị thành viên như: Khách sạn Park view, Khách sạn Mondial, đặc biệt là trực tiếp làm đồng Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Liên doanh Khách sạn Century Riverside Huế - Đây là một khách sạn liên doanh với nước ngoài đang trong giai đoạn sắp kết thúc liên doanh đầy khó khăn. Thử thách một lần nữa lại đến với ông khi tình hình kinh doanh khách sạn đang trên đà sa sút và thua lỗ trầm trọng.

Ông cho biết: “Thời điểm đó, khách sạn chỉ kinh doanh cầm chừng, các dịch vụ khách sạn đi xuống, thương hiệu bị sa sút trầm trọng. Là người đứng đầu, tôi đã xác định rằng con người là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ. Phải làm sao đó để nhân sự từ cấp quản lý cao nhất đến nhân viên các cấp đều làm việc với tâm thế làm cho mình, cho gia đình mình, chứ không phải làm thuê. Đặc biệt tôi luôn quan tâm đến đời sống, việc làm và thu nhập của người lao động…”.

Với những nỗ lực của ông, hiện tại, đội ngũ nhân viên khách sạn rất say mê, tận tụy với công việc và Khách sạn Century Riverside Huế là khách sạn quốc tế 4 sao kinh doanh hiệu quả và có thương hiệu, luôn luôn mang trong mình một phong cách phục vụ mới, chuyên nghiệp, tạo cho du khách một trải nghiệm ấm áp thân quen như đang ở nhà mình.

Ông Đinh Mạnh Thắng tham gia làm từ thiện tại huyện A Lưới
Ông Đinh Mạnh Thắng tham gia làm từ thiện tại huyện A Lưới

Cầu nối các công ty lữ hành hàng đầu đến Huế

Sau khi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định hợp nhất Hiệp hội Du lịch và Hiệp hội Khách sạn, năm 2015, ông Đinh Mạnh Thắng được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên - Huế. “Đây cũng là cái mốc để Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phát huy cao nhất sự kết nối giữa các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, tạo nên một mái nhà chung trong mọi hoạt động và góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh nhà”- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh chia sẻ. 

Một trong những việc làm của ông được coi là bước đột phá mới được Hiệp hội Du lịch tỉnh rất ủng hộ đó là việc Hiệp hội thực hiện những dự án, đề án với sự tập hợp sức mạnh của các doanh nghiệp như: Đề án xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng với gần 100 cơ sở khách sạn, nhà hàng, dịch vụ gắn biển vệ sinh miễn phí cho khách du lịch, qua đó tạo được thiện cảm cho du khách khi đến Huế. Đề án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Bún bò Huế”. Ông cùng các cộng sự đã trải qua những cuộc khảo sát, xây dựng quy trình chế biến Bún bò Huế nguyên bản. Rồi những nỗ lực ấy của ông đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận về nhãn hiệu. Đến nay, nhãn hiệu Bún bò Huế đã được nhân rộng tại 07 khách sạn 4 sao và một số cơ sở kinh doanh ẩm thực trên địa bàn thành phố Huế.

Đặc biệt, là việc xây dựng Đề án liên hoan ẩm thực trong các kỳ Fesstival Huế như: Tinh hoa ẩm thực Huế, Tinh hoa ẩm thực Ba miền, Festival Ẩm thực quốc tế,... Đến nay “ Liên hoa ẩm thực Huế” tại các kỳ Fesstival đã trở thành một thương hiệu ẩm thực không những trong nước mà cả khu vực. 

Hiệp hội cũng là cầu nối, kết nối các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip đến khảo sát các điểm đến của Huế cũng như các doanh nghiệp của Huế đi khảo sát ký kết tại các vùng miền. Trên cơ sở đó ông cũng là người chủ trì mở ra các cuộc hội thảo để kết nối các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, góp phần tạo cho du lịch Huế ngày càng phát triển.

Không chỉ là một trong những “cánh chim đầu đàn” của ngành du lịch Huế, ông Đinh Mạnh Thắng còn là doanh nhân gương mẫu, tích cực trong công tác từ thiện, nhân đạo và các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương. Hàng năm ông cùng với Hiệp hội Du lịch tỉnh đều có những chuyến từ thiện cho trẻ em và người dân có hoàn cảnh khó khăn tại chuyện miền núi Nam Đông, A Lưới… Ông Thắng chia sẻ: “Cuộc sống còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, mỗi khi nhìn thấy những người nghèo hạnh phúc khi có được căn nhà lành lặn hay nét mặt háo hức của các cháu học sinh khi nhận học bổng, tập vở, manh áo mới đến trường… tôi cũng vui lây. Mình làm từ thiện là xuất phát từ cái tâm, với mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ một phần khó khăn với những người có hoàn cảnh không may mắn”.

Ngoài quản trị một doanh nghiệp du lịch lớn, ông còn dành nhiều thời gian đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo tại các Hội, Hiệp hội như: Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh và là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Thái tỉnh Thừa Thiên - Huế.

“Tôi luôn trăn trở làm được những việc gì đó có lợi cho doanh nghiệp, có lợi cho Hội, Hiệp hội và cũng qua đó góp phần đóng góp cho xã hội, đặc biệt luôn canh cánh là  làm thế nào để góp phần cho du lịch Huế ngày một phát triển xứng tầm với các địa phương trong cả nước, cả trong khu vực và quốc tế. Tôi luôn tâm niệm rằng, ở đâu có ý chí, lòng đam mê và những trăn trở ở đó sẽ có một con đường” - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Huế tâm sự. 

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.