Giám đốc điều hành Lazada Việt Nam & kế hoạch “bành trướng” tại Việt Nam

Giám đốc điều hành Alexandre Dardy
Giám đốc điều hành Alexandre Dardy
(PLO) - Thu hút nhân tài, tập trung phát triển dựa vào thế mạnh sẵn có,  xây dựng thị trường bằng niềm tin và hình thành thói quen mua sắm trực tuyến cho khách hàng là bí quyết giúp Giám đốc điều hành Alexandre Dardy định vị thành công cho thương hiệu Lazada tại Việt Nam. 

Lazada sẽ thay đổi suy nghĩ của người Việt

Tính đến hiện tại, Lazada đã có mặt ở bao nhiêu quốc gia và ông đánh giá thế nào về tốc độ phát triển của Lazada ở Việt Nam?

Hệ thống của Lazada đã có mặt và gặt hái thành công ở 6 nước trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Phillippines, Indonesia, Singapore và Việt Nam.

Ở Việt Nam, Lazada là doanh nghiệp quốc tế duy nhất có mặt trong top 5 website bán lẻ,  với 1,5 triệu lượt ghé thăm mỗi ngày. Đây chính là con số đáng mơ ước của bất cứ DN nào tham gia lĩnh vực này.

Có thể nói, Lazada là một trong những doanh nghiệp (DN) tiên phong gia nhập ngành thương mại điện tử. Những khó khăn “thuở ban đầu” mà Lazada gặp phải ở thị trường Việt Nam là gì, thưa ông?

Đầu tiên phải nói đến sự sẵn sàng của thị trường và cơ sở thị trường Việt Nam. Với nền kinh tế đang phát triển, chúng tôi có đến 40% lượng truy cập từ mạng băng thông, 25% từ điện thoại smartphone với phần lớn là từ bộ phận giới trẻ yêu thích công nghệ, internet ở Việt Nam. Những yếu tố này chính là điều kiện lý tưởng để kinh doanh thương mại điện tử.
Khởi đầu kinh doanh thương mại điện tử ở một đất nước mà việc mua hàng trực tuyến vẫn còn mới mẻ chính là thử thách to lớn. Dù vậy, chúng tôi vẫn đang từng bước vượt qua thử thách để mang giá trị tốt nhất đến với người tiêu dùng Việt Nam.

Ngoài ra, việc xây dựng niềm tin cũng như hình thành thói quen mua sắm trực tuyến cho khách hàng cũng là điều mà Lazada rất quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi cung cấp cho khách hàng các giải pháp thanh toán an toàn để họ có thể tin tưởng vào chất lượng, dịch vụ mà Lazada cung cấp.

Thử thách tiếp theo là việc thiết lập một hệ thống vận chuyển hàng chuyên nghiệp. Lazada tự hào là doanh nghiệp có phạm vi giao hàng trên hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam. Chúng tôi làm việc rất chặt chẽ với các đối tác vận chuyển và nhận thanh toán bằng tiền mặt từ khách hàng ngay sau khi giao sản phẩm.

Cuối cùng, thu hút nhân tài cũng là một trong những thử thách của Lazada. Ngành thương mại điện tử là “mảnh đất” để nhân tài chứng minh, phát huy được tiềm năng và biến ước mơ thành hiện thực. Chúng tôi đã tuyển chọn nhân sự rất kỹ và giờ đây Lazada luôn tự hào bởi có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng nổ và có chuyên môn cao.

Theo ông, ngành thương mại điện tử ở Việt Nam khác biệt thế nào so với các quốc gia khác?

Có hai sự khác biệt rõ rệt của ngành thương mại điện tử ở Việt Nam so với các nước Đông Nam Á. Đầu tiên là phương thức thanh toán. Các nước phát triển ở Đông Nam Á thường thanh toán bằng thẻ tín dụng còn riêng ở Việt Nam thì ưu chuộng cách thanh toán bằng tiền mặt. Thứ hai là sức mua. So sánh với các nước trong khu vực thì sức mua ở Việt Nam thấp hơn. Tuy vậy chúng tôi luôn tin rằng điều này sẽ thay đổi khi người tiêu dùng tin tưởng vào việc mua sắm trực tuyến và tin tưởng vào Lazada.

Với sự hậu thuẫn lớn từ công ty mẹ - Rocket Internet, ông có cho rằng đó chính là nền tảng để Lazada dẫn đầu trong ngành công nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam?

Hiện tại, chúng tôi đã là doanh nghiệp hàng đầu về thương mại điện tử tại Việt Nam. Chúng tôi có lợi thế kép từ công ty mẹ Rocket Internet và quy mô của tập đoàn Lazada. Rocket Internet đã xây dựng nền tảng IT cho chúng tôi. Cả giao diện người dùng Internet và hệ thống IT Lazada đều được phát triển bởi Rocket Internet. Đặc biệt, Rocket Internet đang sở hữu tới hơn 100 công ty Internet trên khắp thế giới.
Sự trải nghiệm mua sắm hoàn hảo cho khách hàng

Là một chuyên gia trong ngành thương mại điện tử, theo ông đâu là điểm quan trọng để chinh phục người tiêu dùng Việt Nam?

Mua sắm trực tuyến vẫn còn khá mới mẻ với người Việt. Thêm nữa, người tiêu dùng Việt Nam vốn ưa mắt thấy, tai nghe và tay cầm, nên họ chưa mặn mà với dịch vụ mua sắm trực tuyến. Nắm bắt được tâm lý đó, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng niềm tin với người tiêu dùng bằng các dịch vụ mà Lazada cung cấp. Từng bước, Lazada sẽ thay đổi suy nghĩ và thu hút sự quan tâm của người dân Việt Nam ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên.

Thế mạnh của chúng tôi còn được thể hiện ở chất lượng sản phẩm bởi chúng chính là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng mua sắm trực tuyến. Lazada cam kết sẽ cung cấp các sản phẩm chính hãng với chất lượng tốt nhất. Để đạt được mục tiêu này, đội ngũ nhân viên của Lazada đã làm việc với đối tác, doanh nghiệp uy tín của từng thị trường. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có chính sách và yêu cầu nghiêm ngặt về quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Lazada.

Cho đến hiện tại, số lượng sản phẩm được bán trên Lazada đã lên đến con số 300.000 với 13 danh mục hàng hóa. Điều này có nghĩa là ai cũng có thể tìm được sản phẩm ưng ý chỉ với 1 cú click chuột trên máy tính hoặc lướt trên smartphone với hệ điều hành iOS, Android, Windows Phone.

 Xin ông chia sẻ các mục tiêu và chiến lược để giúp Lazada có thể “làm mưa làm gió” tại thị trường Việt Nam trong tương lai?

Ở Việt Nam, chúng tôi muốn chiếm trọn lòng tin của khách hàng và trở thành địa chỉ mua sắm toàn diện của họ. Trong gần 3 năm qua, có 6 yếu tố chính giúp chúng tôi gặt hái thành công đó là:

Xây dựng nền tảng website: Xây dựng nhanh chóng nền tảng website thương mại điện tử với hiệu suất cao từ những yếu tố như giao diện thân thiện và hệ thống IT xử lý đơn hàng tốt.

Đa dạng hàng hóa: Tập trung vào đa dạng hàng hóa và đó chính là ưu tiên hàng đầu với chúng tôi. Hiện tại chúng tôi đang tập trung xây dựng đội ngũ thương mại chuyên giới thiệu, hướng dẫn cho người bán hàng và phát triển đa dạng hóa sản phẩm.

Giá cả cạnh tranh: Chúng tôi có một đội ngũ liên tục cập nhật giá của các đối thủ hoạt động online (trực tuyến) và offline (độc lập) để đảm bảo giá bán tại Lazada luôn cạnh tranh nhất.

Giao hàng toàn quốc: Ngay từ đầu, Lazada đã định hướng xây dựng mối hợp tác chặt chẽ với các nhà vận chuyển toàn quốc để đưa hàng đến mọi nơi ở Việt Nam.

Thanh toán truyền thống: Với phương thức thanh toán tạo độ tin cậy cao, chúng tôi đã thực hiện thanh toán “trả tiền khi nhận hàng”. Với phương thức này, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm và có thể trả tiền khi đã nhận hàng trên tay theo cách truyền thống.
Có mặt khắp mọi nơi: Bên cạnh website desktop, người tiêu dùng có thể truy cập và mua sắm từ ứng dụng của Lazada trên điện thoại ở các hệ điều hành  iOS, Android và Windows phone. Chúng tôi hy vọng cách làm này sẽ mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi cho khách hàng.

Năm 2015, Việt Nam sẽ chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế Asean. Sự kiện này sẽ mang đến cơ hội và thách thức cho nhiều thương hiệu và Lazada chuẩn bị đón nhận việc này thế nào?

Tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội rất lớn nhưng cùng với đó là Lazada sẽ phải đối mặt với thách thức như gia tăng đối thủ cạnh tranh,... Với tiềm lực và năng lực của mình, Lazada tin rằng sẽ tạo được nét riêng biệt là luôn đứng vững trong thương trường. Chúng tôi tự hào khi có điểm mạnh là một hệ thống quốc tế, nhiều kinh nghiệm cùng sự thấu hiểu thói quen tiêu dùng của người Việt.

Cảm ơn công về cuộc trò chuyện này! 

“Chúng tôi xác định thương mại điện thoại sẽ là xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp theo của Việt Nam. Dựa vào báo cáo của Flurry Analatics, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về việc sử dụng điện thoại smartphone, chỉ sau Campuchia. Hơn nữa, Việt Nam được coi là đất nước có dân số trẻ (xấp xỉ 30% dân số ở độ tuổi từ 15-35) và chúng tôi tin rằng những người trẻ sẽ yêu thích thương mại di động”. 

Đọc thêm

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.

'Trả lại tên cho em' nếu tái cơ cấu một doanh nghiệp ngành Điện

Nếu được EVN chấp thuận, một số chức năng vốn thuộc PTC1 sẽ trở về lại PTC1 trong nay mai.
(PLVN) - 6 năm trước, khi thành lập Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện (NPTS), EVN đã nhất trí chủ trương “bốc” toàn bộ nhân lực, chức năng và thiết bị của các đơn vị thí nghiệm điện, vận tải, cơ điện vốn trực thuộc các công ty truyền tải điện (PTC) chuyển về lập nên NPTS.

Nâng tầm Cảng Đà Nẵng trong hệ sinh thái của VIMC

Cảng Đà Nẵng đón tàu container của hãng Sinolines cập cảng, làm hàng.
(PLVN) - Theo đại diện Cảng Đà Nẵng, mục tiêu trong năm 2024 của doanh nghiệp này là đạt kết quả sản xuất kinh doanh tăng từ 4-6% so với năm 2023, qua đó góp phần gia tăng sức mạnh và uy tín Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), với vai trò là một doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

Đêm muộn, 'sếp' EVNNPT vẫn tới công trường 'thúc' nhà thầu chậm tiến độ

Tổng Giám đốc Phạm Lê Phú (áo xanh) kiểm tra công trường đường dây 500kV đoạn qua Hưng Yên
(PLVN) -  Tối 13/3/2024, Tổng Giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra tiến độ thi công ban đêm các vị trí móng cọc Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư thương mại, công nghiệp Việt Á (nhà thầu Việt Á) đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024

Bamboo Capital (BCG) ước đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu trong quý I/2024
(PLVN) - Một trong những lĩnh vực mà BCG sẽ tập trung triển khai đầu tư phát triển là mảng điện rác. Đại diện BCG cho rằng khắp các tỉnh thành đều có nhu cầu xử lý đốt rác, rác công nghiệp phế thải vì các bãi rác đã quá đầy. Khi bước vào lĩnh vực này, BCG kỳ vọng IRR (suất sinh lời đầu tư) ở mức hợp lý.