Chuyện người hơn 10 năm đấu tranh để hồi sinh Mỏ sắt Thạch Khê

Chuyện người hơn 10 năm đấu tranh để hồi sinh Mỏ sắt Thạch Khê
(PLO) - Không nản lòng trước những khó khăn, hơn chục năm nay ông Phạm Lê Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Khai thác khoáng sản Thăng Long vẫn không ngừng đấu tranh để dự án Mỏ sắt Thạch Khê được tiếp tục triển khai. 

11 năm theo đuổi mỏ sắt

Được nghiên cứu đưa vào sử dụng cho sự phát triển của ngành thép Việt Nam cách đây 57 năm (từ năm 1960), mỏ quặng sắt Thạch Khê được các hội đồng trong nước và quốc tế tiến hành thẩm định, được Chính phủ phê duyệt, nay dự án Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê đang trong tình trạng dang dở khiến nhà đầu tư nản lòng.

Còn nhớ, năm 2005 là thời điểm cả đất nước như một công trường, sân khấu lớn, khởi công, khánh thành rất sôi động. Trên đất nước nơi nơi đều có “những trận mưa vàng”. Với tư tưởng, “người ta đã có cả thung lũng hoặc ao hồ lớn để đón nhận, ta cũng phải giơ mũ ra để hứng kiếm ít lộc trời”, ông Phạm Lê Hùng (sinh năm 1950) đã quyết định ra khỏi biên chế Nhà nước thành lập công ty với hi vọng tham gia làm chủ mỏ, chủ nhà máy thủy điện và chủ khu đô thị. Đến nay, 2/3 tiêu chí ấy gần như đã đạt được.

Năm 2007, khi Hà Tĩnh kêu gọi nước ngoài đầu tư mỏ sắt Thạch Khê, ông Hùng đã khẳng định quan điểm “đây là âu vàng trời cho ta phải làm lấy, nếu giao cho nước ngoài là một sự khờ dại” và đề nghị thành lập Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê. Vì lý do đó, ông đã trở thành một trong những sáng lập viên của Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC).

Dự án Mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng hơn 500 triệu tấn, hàm lượng quặng giàu 60-62%, lớn nhất Đông Nam Á, được Thủ tướng đồng ý cho Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê làm chủ đầu tư và khai thác vào năm 2007.

Là công ty tư nhân duy nhất tham gia dự án Mỏ sắt Thạch Khê, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Khai thác khoáng sản Thăng Long do ông Phạm Lê Hùng làm Chủ tịch HĐQT đã kiên trì theo đuổi dự án này cho đến nay. TIC (công ty có vốn Nhà nước góp đến 85%), đã thực hiện đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Công ty Khoáng sản Thăng Long đã góp “tiền tươi thóc thật” 235 tỷ đồng, tăng tỷ lệ sở hữu tại TIC từ 3% lên hơn 12%, trong khi Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện sở hữu gần 60% cổ phần dự án này.

Dù vậy, sau những hoạt động thăm dò ban đầu, kể từ năm 2011 đến nay, dự án vẫn gần như trong tình trạng “án binh bất động”. Câu chuyện của sắt Thạch Khê bắt đầu “nóng” trở lại giữa năm 2016, khi các thủ tục pháp lý đã hoàn thiện và có thẩm định độc lập của nước ngoài. TKV đã trình Thủ tướng việc tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, việc hồi sinh mỏ sắt này vấp phải nhiều ý kiến khác nhau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị dừng dự án.

“Tại thời điểm đó nếu mang lên đấu giá quốc tế, giá trị mỏ sắt Thạch Khê ít nhất là 5 tỷ USD. Bây giờ, giá trị mỏ này vẫn được 5 tỷ USD, tương đương khoảng 120.000 tỷ đồng. Tại sao 11 năm nay tôi vẫn theo đuổi dự án này vì nó quá tốt. Tôi cho rằng dự án Mỏ sắt Thạch Khê là của cộng đồng vì cả đời dự án nộp ngân sách nhà nước khoảng 9 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho 3.500 lao động trực tiếp và trên 2.000 lao động ăn theo bởi các dịch vụ, còn chủ đầu tư chỉ bảo tồn được vốn cao hơn lãi suất ngân hàng 1-2%. Tổng mức đầu tư 15.000 tỷ đồng sau 52 năm lợi nhuận trước thuế khoảng 2 tỷ USD”, ông Hùng cho biết.

“Không thể dang dở mãi được!”

Cho đến thời điểm này, bản thân ông Phạm Lê Hùng, Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long và TIC vẫn khẳng định mỏ sắt Thạch Khê đủ điều kiện để triển khai và không có lý do gì để phải đình hoãn. 

Tổ hợp các dự án khai thác và chế biến Mỏ sắt Thạch Khê được TIC triển khai theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo kết luận số 72/TB-TW ngày 9/5/2007 “Về dự án Sắt Thạch Khê - Hà Tĩnh: Chính phủ giao Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê, trong đó TKV làm nòng cốt để chủ trì triển khai dự án”; Thông báo kết luận số 136/TB-VPCP ngày 30/8/2006, số 199/TB-VPCP ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cũng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2332/QĐ-BTNMT ngày 07/11/2008; Quyết định Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê điều chỉnh số 1753/QĐ-BTNMT ngày 23/9/2013.

Sau 57 năm nghiên cứu được thực hiện bởi các đơn vị chuyên ngành Việt Nam và thế giới, với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học đầu ngành về mỏ, địa chất, thủy văn, kinh tế, Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long khẳng định mọi thủ tục về pháp lý đã đầy đủ, các luận cứ khoa học và thực tiễn hết sức tin cậy, dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh đã sẵn sàng được triển khai.

Người đứng đầu Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long phân tích, về hiệu quả kinh tế - xã hội, 1 tấn quặng đào lên sẽ nộp cho ngân sách nhà nước không dưới 500.000 đồng/tấn (chiếm một nửa giá thành), bao gồm tiền cấp quyền khai thác, thuế tài nguyên, phí môi trường, VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu… Giai đoạn 1 khai thác 5 triệu tấn, nộp ngân sách 2.500 tỷ, giai đoạn 10 triệu tấn nộp 5.000 tỷ. Cả đời dự án khai thác 360 triệu tấn, sẽ nộp ngân sách 190.000 tỷ đồng tương đương 9 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. 

Nếu dừng dự án phải tốn thêm ngân sách để phục hồi môi trường (lấp lại moong khai thác 12,7 triệu m3, cải tạo 865,8 ha đất đã đền bù giải phóng). Các công trình tái định cư, đào tạo nghề, kênh mương, đường sá… của Đề án 946 (đề án phát triển bền vững kinh tế - xã hội các xã chịu ảnh hưởng dự án khai thác Mỏ sắt Thạch Khê) cũng phải lấy thêm nguồn từ ngân sách nhà nước.

“Không chỉ giảm ngân sách nhà nước, mất cơ hội tăng GDP mà còn phải tiếp tục nhập thêm quặng sắt giá cao từ nước ngoài, làm “chảy máu ngoại tệ”, phá vỡ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 của Chính phủ”, ông khẳng định.

Chủ tịch Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long cũng cho rằng việc dừng dự án sẽ làm mất cơ hội việc làm cho khoảng 3.500 lao động tại địa phương; ảnh hưởng đến đời sống, an sinh xã hội của nhân dân trong vùng dự án; tiềm ẩn bất ổn về an ninh trật tự.

Ông Hùng khẳng định, nếu dự án bị dừng sẽ có nguy cơ làm mất vốn của doanh nghiệp, trong đó đa số là doanh nghiệp nhà nước. Nếu dừng dự án, quyền lợi của nhà đầu tư cần được giải quyết, phải bồi thường cho nhà đầu tư ít nhất là toàn bộ vốn đã góp.

Một phương án mà Chủ tịch Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long đưa ra là cấp thẩm quyền phải đóng dấu chứng nhận Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long đã nộp đủ số tiền tương đương 12,5% vốn góp vào dự án (243 tỷ đồng, cộng với lãi suất ngân hàng 10 năm qua đã lên đến gần 300 tỷ đồng). “Có thể 5, 10 năm nữa làm cũng không sao, và nếu có bất kỳ nhà đầu tư khác nào triển khai dự án thì 12,5% vốn góp này vẫn là của Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long. Đó là mồ hôi nước mắt của chúng tôi”, ông Hùng giãi bày. 

“Nếu dự án không được triển khai thì các quy định, thủ tục pháp lý mà dự án đã chấp hành phải chăng là mất hết hiệu lực, như vậy còn đâu là Nhà nước pháp quyền? Và không đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng về cải cách hành chính, đồng hành cùng doanh nghiệp của Chính phủ kiến tạo”, ông Phạm Lê Hùng giãi bày như vậy trong thư gửi Thủ tướng.

Chủ tịch Cty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long cũng đã trực tiếp gửi “tâm thư” lên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với niềm tin rằng với kinh nghiệm dày dặn của mình, và ý chí quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội sẽ có tiếng nói để dự án này tiếp tục được triển khai.

Đọc thêm

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới

PJICO tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông năm 2024, thông qua kế hoạch phát triển mới
(PLVN) - Ngày 10/4, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO, mã PGI) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua phương án nhân sự, kế hoạch kinh doanh năm 2024 và định hướng phát triển kinh doanh giai đoạn 5 năm tới. Ông Phạm Thanh Hải tiếp tục được bầu giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Máy chạy xuyên đêm trên công trường đường dây 500kV mạch 3

Thi công "3 ca, 4 kíp", cả ngày lẫn đêm là khẩu hiệu trên đại công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.
(PLVN) - Giữa màn đêm, đèn phá của máy công trình đủ sáng để những người thợ đủ nhìn mà điều chỉnh các đầu đục phá đá, mở đường tới nơi dựng cột. Ở một số vị trí khác, xe máy vẫn liên tục bơm bê tông vào hố móng dù đêm đã về khuya…

Tự động hóa quy trình kinh doanh: Không còn thời gian để đắn đo!

Theo đại diện FaceNet, tự động hóa không chỉ giúp các DN hoạt động hiệu quả hơn mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Theo GlobeNewsWire, thị trường tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) toàn cầu được dự báo sẽ mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép là 11,4%. Năm 2023, thị trường BPA được ước tính trị giá khoảng 14,2 tỷ USD, dự kiến tăng 30,2 tỷ USD vào cuối năm 2030. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn đang loay hoay với câu hỏi nên hay không nên…

Lên núi làm đường dây 500kV: Quyết tâm ắt ‘cao’ hơn núi

Đỉnh cao nhất trong dãy núi Hoàng Sơn hơn 1.000 mét. Có nhiều vị trí móng của đường dây 500kV mạch 3 phải xây dựng trên dãy núi này. (Ảnh: lãnh đạo EVN kiểm tra cung đoạn Quảng Trạch - Quỳnh Lưu).
(PLVN) - “Va vào đá” là cụm từ diễn tả độ khó của địa hình, địa vật tại nhiều vị trí, gói thầu của Dự án đường dây 500kV mạch 3, đòi hỏi nhà thầu thi công ngoài việc hô “quyết tâm” còn phải đầu tư nguồn lực đủ mạnh mới chinh phục được đá núi để dựng cột, kéo dây...

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội

Gần 400 căn hộ xanh - thông minh Sunshine Green Iconic sắp xuất hiện tại khu Đông Hà Nội
(PLVN) -  Sunshine Green Iconic - một trong những dự án trọng điểm “Nhà Sunshine” hiện đang giữ tốc độ triển khai thần tốc dưới sự giám sát chặt chẽ của tổng thầu SCG Group, nhanh chóng bước sang giai đoạn thi công hoàn thiện: Hệ thống điện, nước, PCCC… cả 4 tòa và sớm mang đến bộ sưu tập 400 căn hộ “Vertical Garden 4.0” đầu tiên tại khu Đông Hà Nội.

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững
(PLVN) - 21 năm trước (28/3/2003), Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) - tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí được thành lập với nhiệm vụ tiếp nhận Nhà máy Đạm Phú Mỹ - nhà máy đầu tiên tại Việt Nam sản xuất phân đạm từ nguồn khí tự nhiên với công suất tương đương gần 50% nhu cầu phân đạm trong nước khi đó.

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông

Viettel đứng thứ hai thế giới về sức mạnh thương hiệu trong lĩnh vực viễn thông
(PLVN) - Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới của Anh vừa công bố Bảng xếp hạng giá trị thương hiệu toàn cầu. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) trở thành thương hiệu viễn thông mạnh thứ hai thế giới, vượt qua nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn như Swisscom (Thụy Sĩ), Jio (Ấn Độ), STC (Ả Rập Xê Út)…

BSL kiên trì chiến lược phát triển bền vững

Ông Nguyễn Thiều Sơn, CEO của BSL
(PLVN) -  Năm 2023, Công ty Cho thuê Tài chính BIDV-SuMi TRUST (BSL) đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng gần 27%, cao hơn hẳn so với mức tăng bình quân của ngành cho thuê tài chính (13,75%) và toàn ngành Ngân hàng (13,5%). Ông Nguyễn Thiều Sơn, Tổng Giám đốc (CEO) BSL cho biết, có được thành tựu đó là nhờ vào chiến lược phát triển bền vững đầy sáng tạo; sự kiên định hành động bám sát theo mục tiêu và sự bồi đắp văn hóa tin cậy giữa BSL với khách hàng...

Khởi nghiệp - hãy tự tin, dám làm, đừng sợ!

Nguyễn Thị Thu Hoa, CEO Trường Foods bên sản phẩm cao cấp Con Cui làm từ thịt lợn mán. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Họ đều khởi nghiệp khi còn rất trẻ từ tay trắng. Đến nay, tổng doanh thu của họ đã tới 40-50 tỷ đồng. Họ đã được đề cử là 1 trong 20 Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2022 ở lĩnh vực Kinh doanh - khởi nghiệp.